20:26 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bí quyết làm nên thương hiệu miến dong “3 không” Triệu Thị Tá

Thứ tư - 15/01/2020 10:53
“Nhiều năm nay, phân bón Lâm Thao đã giúp cây dong riềng của người dân xã Yến Dương tươi tốt, củ nhiều bột, góp phần làm nên thương hiệu “Miến dong Triệu Thị Tá” ngon nức tiếng ở Bắc Kạn” - chủ cơ sở miến dong Triệu Thị Tá (dân tộc Dao) ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) chia sẻ.

Phát triển nghề truyền thống

Những ngày cuối năm, cơ sở sản xuất miến dong Triệu Thị Tá phải hoạt động hết công suất để kịp giao hàng cho khách khắp mọi miền Tổ quốc. Chị Triệu Thị Tá - chủ cơ sở sản xuất miến dong cho biết: Từ lâu, cây dong riềng sinh trưởng và phát triển mạnh ở vùng núi cao Bắc Kạn. Nhờ khí hậu quanh năm mát mẻ, củ dong riềng Bắc Kạn cho chất lượng tương đối tốt, nhiều bột, ít xơ, rất thích hợp để sản xuất miến. Dần dần, nghề làm miến phát triển, được người dân lưu giữ qua nhiều thế hệ.

 bi quyet lam nen thuong hieu mien dong “3 khong” trieu thi ta hinh anh 1

Chị Triệu Thị Tá (phải) giới thiệu sản phẩm miến dong đến các khách hàng.  Ảnh: Thu Hà

Theo kinh nghiệm của chị Tá, ngay sau khi xuống giống dong riềng, chị sẽ bón lót 1,5 tạ phân/sào đối với khu đất cằn, còn đất đồi chỉ cần bón lót 1,1 tạ/sào. Đối với bón thúc, chị chia làm 2 đợt: Đợt 1 sau khi cây mọc 1 tháng và đợt 2 sau trồng 4 tháng. Tổng lượng phân bón NPK-S 12.5.10-14 chị dùng cho 2 đợt bón thúc là 1 tạ/sào đối với đất soi bãi và 0,8 tạ/sào đối với đất đồi.

Nhận thấy nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm miến dong lớn, cộng với việc muốn đưa miến dong trở thành một loại hàng hóa trên thị trường chứ không đơn thuần chỉ tiêu thụ nhỏ lẻ tại địa phương, năm 2011, chị Tá đã xuống Thái Nguyên xin làm công nhân tại một cơ sở làm miến, vừa học vừa quan sát, tích luỹ kinh nghiệm. Sau hơn một tháng học nghề, chị quay về quê mạnh dạn vay vốn đầu tư để chuyên sản xuất sản phẩm miến dong.

Mặc dù vậy hành trình tạo ra sản phẩm miến dong có chỗ đứng trên thị trường như bây giờ không đơn giản. Chị Tá chia sẻ: Lúc đầu do tôi chưa nhiều kinh nghiệm nên cũng có những mẻ miến không thành công,  khi làm được rồi thì cơ sở mới thành lập nên uy tín chưa có, cách quảng cáo sản phẩm thì mù mờ… Nhiều lúc miến sản xuất ra, tôi đem cho không miến để mọi người dùng thử. Sau khi nhận được phản hồi tích cực của người dùng, tôi có động lực để tiếp tục công việc.

"Qua 1 năm sản xuất, kinh nghiệm được tích lũy tôi đã mạnh dạn nâng công suất và chỉ ưu tiên sử dụng tinh bột giống dong riềng địa phương", chị Tá cho hay.

Miến dong “3 không”

Do quy trình sản xuất miến của cơ sở được làm bằng thủ công truyền thống, sử dụng tinh bột dong địa phương nên sản phẩm miến dong Triệu Thị Tá vừa dai, mềm, khi nấu lên rất thơm và được thị trường ưa chuộng, lượng miến làm ra không đủ bán. Tuy nhiên, sản phẩm được tin dùng thì dễ bị nhái, bày bán tại nhiều nơi ảnh hưởng đến uy tín của cơ sở.

Năm 2014, chị Triệu Thị Tá mạnh tay đầu tư xây dựng loại bao bì 500gram, đăng ký bảo hộ thương hiệu và được cấp mã số, mã vạch. Điều này, góp phần giúp sản phẩm miến dong Triệu Thị Tá từng bước đủ tiêu chuẩn để bày bán tại các siêu thị lớn.

Nhiều năm nay chị Tá không cần phải mang miến đi đâu bán nữa, bởi miến làm ra đến đâu là tiêu thụ hết ngay đến đó. Từ làm miến dong, trừ mọi khoản chi phí chị Tá bỏ túi khoảng 400 triệu đồng/năm.

Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất những sợi miến dong trong, nhỏ đều, thơm, mịn và dai và đặc biệt là “3 không”: Không có sạn - không hóa chất - không phụ gia, chị Tá bộc bạch: Để làm ra những sợi miến dong thành phẩm ngon nhất thì khâu lựa chọn nguyên liệu rất kỹ càng, bột dong phải đẹp (sạch) từ 100% giống củ dong địa phương.

Muốn thế, chất lượng củ dong riềng phải to đều, nạc củ, nhiều tinh bột. Gia đình chị cũng tự trồng 3ha dong để cung cấp một phần nguyên liệu cho sản xuất, còn lại thu mua của bà con trồng dong ở các thôn vùng cao của xã Yến Dương. Trong quá trình sản xuất miến tuyệt đối không sử dụng hóa chất tẩy rửa hay pha trộn phụ gia mà làm hoàn toàn từ củ dong riềng, vì vậy khi miến được sản xuất ra vẫn giữ nguyên màu bột dong. Nếu bột dong vàng thì miến sản xuất ra sẽ có màu vàng, còn nếu bột dong xám khi miến sản xuất ra sẽ có màu xám.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng 3ha dong riềng của gia đình cho hiệu quả cao, chị Triệu Thị Tá cho biết: “Để dong riềng cứng cây, ít đổ, củ nhiều tinh bột, to đều, tôi thường tin dùng phân bón Lâm Thao để bón lót và bón thúc cho cây. Tùy từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà tôi sẽ sử dụng loại phân Lâm Thao phù hợp. Ví dụ với bón lót, tôi sẽ dùng phân NPK-S 5.10.3-8, bón thúc thì dùng phân NPK-S 12.5.10-14. Ngoài ra, người trồng cũng phải hiểu đất để bón liều lượng phù hợp, đất xấu thì phải bón nhiều phân hơn so với bình thường. Sử dụng phân bón NPK hiệu quả, năng suất dong riềng của gia đình tôi tăng từ 10 - 12% trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác”.

Theo Thu Hà/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 219

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 218


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 530692

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70758007