02:13 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Phước: Bất cập trong xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 10/11/2014 05:50
Xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân vùng nông thôn là chương trình lớn được chính quyền các cấp các ngành quyết liệt thực hiện. Tuy nhiên, khi triển khai thực tế thì còn nhiều bất cập, hạn chế khiến người dân không mặn mà tham gia.
Hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư ở xã nông thôn mới Tân Lập huyện Đồng Phú, Bình Phước.

Hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư ở xã nông thôn mới Tân Lập huyện Đồng Phú, Bình Phước.

Tại tỉnh Bình Phước, sau hơn 3 năm thực hiện, nhưng chất lượng đời sống của người dân vẫn chưa ổn định, còn bấp bênh với chuyện lên, xuống giá của thị trường nông sản. Chính quyền tỉnh còn lúng túng, bế tắc trong đề xuất tầm nhìn chiến lược, mô hình và giải pháp tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Chính quyền cơ sở thì trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong khi nguồn ngân sách tỉnh lại hạn hẹp. Người dân thì thiếu kim chỉ nam để chung sức thực hiện.

Một số hạn chế

Từ 19 tiêu chí xây dựng NTM của Trung ương có thể thấy các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được coi trọng hơn và xem nhẹ tiêu chí về sản xuất, sử dụng đất. Tất cả được áp dụng thống nhất trên cả nước, không phân biệt vùng miền và nguồn lực của từng địa phương. Chính vì vậy, làm cho địa phương lung túng, thực hiện theo kiểu dàn hàng ngang đi đều, thiếu trọng tâm, trọng điểm, không có chiến lược. Thậm chí có những xã nóng vội để đạt được các tiêu chí nên bất chấp tính hiệu quả đầu tư và để lại hậu quả khôn lường là thất thoát, lãng phí rất lớn về sau. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mất lòng tin trong nhân dân. Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, chủ yếu tập trung vào hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường. Còn các tiêu chí về kinh tế chỉ mang tính chung chung, chưa đề cập đến phương phức sản xuất, tư liệu sản xuất phù hợp. Do đó khó thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào nông thôn, gắn bó với nông thôn để phát huy thế mạnh nội lực nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, văn hóa của người dân, vì vậy đời sống nhân vẫn còn bấp bênh.

Ông Lê Văn Bổn ngụ tại xã Tân Lập (1 trong 11 xã điểm về xây dựng NTM của Trung ương) huyện Đồng Phú cho biết: “Chúng tôi rất vui khi các công trình điện đường trường trạm được đầu tư xây dựng khang trang, từ đó bộ mặt nông thôn được thay đổi. Tuy nhiên, thu nhập của người dân vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu do còn phụ thuộc khá nhiều vào giá cả thị trường. Ngoài ra vẫn chưa có mô hình sản xuất nào ổn định mang tính bền vững tạo thu nhập lâu dài cho người dân.”

Tại Bình Phước, khi tiến hành xây dựng NTM các cơ quan chức năng vẫn chưa tổ chức nghiên cứu toàn diện, tổng thể hiện trạng các mối liên hệ về kinh tế - xã hội giữa tỉnh, huyện, xã; giữa đô thị với nông thôn để đề xuất được quan điểm, chính sách, chiến lược xây dựng NTM trong điều kiện các nguồn lực hạn hẹp rồi mới tổ chức thực hiện. Ngược lại đã triển khai áp dụng 19 tiêu chí theo kiểu dập khuôn không phù hợp với điều kiện thực tế. Điển hình như việc xây dựng nhà văn hóa, nhất thiết mỗi thôn đều phải có nhà văn hóa riêng mà quên rằng nhà văn hóa thôn A có vị trí nằm cạnh thôn B. Tại sao không sử dụng nhà văn hóa này cho 2 thôn sinh hoạt mà nhất thiết thôn B cứ phải có riêng, điều này vô tình đã gây lãng phí. Đó là chưa kể một số đơn vị tư vấn được thuê cũng không đủ năng lực.

Hiện nay, các nguồn lực đề xuất triển khai quy hoạch đều dồn vào để phát triển hạ tầng (đường, trường, trạm, văn hóa, thể dục thể thao – 95% vốn đầu tư), còn lại khoảng 5% vốn đầu tư vào hỗ trợ phát triển sản xuất (xã nhiều 10 tỷ đồng, xã ít 5 tỷ đồng). “Có đường đẹp để đi cũng thích thật, nhưng cái bụng đói thì lấy sức đâu mà đi”, ông Bổn buồn rầu. Với cách làm như hiện nay sẽ dẫn đến câu chuyện mỗi xã là một vương quốc riêng, xã nào lo cho xã đó, thiếu sự liên kết giữa các xã với nhau, liên kết với huyện, với tỉnh; liên kết giữa đô thị với nông thôn để tương trợ, bù đắp cho nhau cùng phát triển, đây là con đường trở lại sự manh mún, dài trải, thất thoát nguồn lực. . .

Câu chuyện con gà và quả trứng

Chúng ta chỉ trả lời được câu hỏi này, khi chúng ta đặt nó trong một trong một ngữ cảnh và khoảng thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian đó, nếu gà đẻ ra trứng thì gà có trước và ngược lại, trứng nở thành gà thì trứng có trước.

Tỉnh Bình Phước có trên 100 xã xây dựng NTM, mỗi xã có một đồ án quy hoạch với số vốn để thực hiện khoảng 175 tỷ đồng. Như vậy, tổng vốn Bình Phước cần để triển khai công việc này đến năm 2020 là 17.500 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm Bình Phước phải chi ra trên 2.900 tỷ đồng cho 6 năm riêng về xây dựng NTM (95% là đầu tư cho hạ tầng, 5% đầu tư cho sản xuất), trong khi tổng thu ngân sách của Bình Phước năm 2012 chưa đạt 4.000 tỷ đồng. Từ bài toán trên, cho thấy việc ưu tiên nguồn vốn để đầu tư phát triển hạ tầng theo các tiêu chí xã NTM trước, theo cách mà Bình Phước đang làm hiện nay là xa rời thực tế do không đủ nguồn lực và sai mục tiêu. Giả sử có đủ nguồn lực thì việc phân bổ nguồn vốn như trên cũng không hợp lý vì “trứng” mới là khu vực có tác động trực tiếp đến người dân, làm cho đời sống vật chất, tinh thần của nông dân ngày một khá hơn. Như vậy, có thể chứng minh rằng, lời giải cho NTM của tỉnh Bình Phước phải bắt đầu từ ưu tiên đầu tư vào sản xuất trước để tạo ra của cải cho xã hội, rồi sau đó mới phát triển hạ tầng (ngoại trừ hạ tầng phục vụ cho sản xuất phải được đầu tư trước).

Giải pháp cho NTM tại Bình Phước

Theo kiến trúc sư Nguyễn Minh Bình thì xây dựng NTM ở Bình Phước nhất thiết phải có một đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, nghiên cứu nắm bắt lại toàn diện các khía cạnh đời sống xã hội và tài nguyên thiên nhiên nhằm nhận diện khách quan về thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Từ đó, đề xuất các quan điểm, chính sách, chiến lược làm cơ sở thúc đẩy nhận thức chung của các bên liên quan của địa phương, đặc biệt là cộng đồng dân cư (khu vực tư nhân), hướng đến cụ thể hóa những mong muốn của nông dân ở đó bằng tất cả nguồn lực xã hội. Theo đó, quy hoạch NTM hiện thực hóa các mục tiêu trên ra không gian thực tế làm cơ sở để thực hiện.

“Xây dựng NTM của tỉnh Bình Phước phải bắt đầu từ phát triển sản xuất (chú trọng quy hoạch sản xuất), ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho sản xuất trước thay vì lo đầu tư các hạ tầng như hiện nay (tất nhiên nó phải được nghiên cứu toàn diện). Trên cơ sở đó, đề ra các quan điểm, chính sách, chiến lược làm căn cứ lập quy hoạch, thực hiện. Có như vậy, Chương trình NTM, mới đạt được các mục tiêu đề ra” ông Bình nhấn mạnh.
 

Cao Cường
Nguồn baoxaydung.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 191

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 187


Hôm nayHôm nay : 34222

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 150092

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60472049