Nhân viên của một doanh nghiệp thủy sản đang giới thiệu một sản phẩm giá trị gia tăng cho khách tham quan tại Vietfish 2016. Ảnh: NH
Ngày 15-8, tại TPHCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có cuộc họp với các bên liên quan để bàn vấn đề này.
Trong thời gian qua, chuyện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản đã được các hiệp hội ngành nghề quan tâm và cố gắng xây dựng. Mới nhất, theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), sau khi xây dựng được thương hiệu hồ tiêu Chư Sê, Gia Lai, nay hiệp hội này tiếp tục hỗ trợ huyện Cư Kuin, Đăk Lăk đăng ký thương hiệu hồ tiêu Cư Kuin.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, những thương hiệu như hồ tiêu Chư Sê, hồ tiêu Cư Kuin hay cà phê Buôn Ma Thuột thường gắn liền với chỉ dẫn địa lý mà chưa thể làm đại diện thương hiệu cho cả một quốc gia.
Thực tế, là trong nhiều năm qua, nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Như như hồ tiêu, hạt điều, cà phê, gạo chủ yếu là xuất thô theo kiểu đóng bao xuất khẩu. Để tận dụng những lợi thế khi Việt Nam ký các hiệp định thương mại tự do, Bộ NN&PTNT xem việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam là ưu tiên vào lúc này, mà đầu tiên là thương hiệu cho hạt gạo.
Việc xây dựng thương hiêu quốc tế cho hạt gạo, theo lãnh đạo của Bộ NN&PTNT, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đảm trách là tốt nhất, vì hơn ai hết, trong quá trình xuất khẩu gạo, VFA và các doanh nghiệp thành viên biết được những ưu và nhược điểm của hạt gạo Việt Nam trên thị trường nên sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra các ý tưởng. Mà việc đầu tiên, theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT là sớm có được logo-thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam.
Theo ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, hiện tại hiệp hội đang có hai hướng tiếp cận khác nhau. Luồng ý kiến thứ nhất là muốn xây dựng thương hiệu gạo của doanh nghiệp rồi tiến đến xây dựng thương hiệu gạo quốc gia; một số ý kiến khác lại cho rằng, phải có thương hiệu quốc gia rồi mới đến thương hiệu doanh nghiệp. "Vì thế, VFA cần thêm ý kiến của các doanh nghiệp về vấn đề này", ông Năng nói.
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời, An Giang cho rằng việc có một logo-thương hiệu gạo quốc gia không khó, mà cái khó là phải có những sản phẩm gạo thơm, ngon, có chất lượng để gắn liền với thương hiệu đó, tức là phải có giống lúa chủ lực để gắn với thương hiệu gạo quốc gia. Còn không, có logo-thương hiệu mà vẫn sản xuất gạo cấp thấp sẽ cho phản ứng tiêu cực hơn là tích cực.
theo Saigon Times
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn