10:13 EST Thứ sáu, 17/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại của dịch tả lợn châu Phi

Thứ hai - 13/05/2019 07:33
Ngày 13/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức họp trực tuyến toàn quốc để đánh giá, rà soát công tác chỉ đạo, ứng phó với dịch tả lợn châu Phi. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì Hội nghị. Hội nghị có sự tham gia của đại diện nhiều cơ quan như Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên-Môi trường, Bộ Khoa học-Công nghệ, Bộ Công an... và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh lịch sử ngành chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam chưa bao giờ phải đối mặt với một loại dịch cực kỳ nguy hiểm, rất nan giải, phức tạp và tốn kém trong phòng, chống; đặc biệt là thiệt hại về kinh tế lớn nhất từ trước đến nay. Dịch bệnh này vô cùng nguy hiểm, trong khi thế giới hiện chưa có thuốc phòng, không có thuốc chữa. Từ tháng 8 năm 2018, khi dịch bệnh xảy ra ở Trung Quốc, Việt Nam đã chủ động phòng chống dịch bệnh. Thủ tướng Chính phủ đã có sự chỉ đạo sát sao, Bộ NN&PTNT cũng đã xây dựng các kịch bản đối phó. Sau khi dịch bệnh xảy ra, chúng ta đã áp dụng mọi biện pháp, từ văn bản pháp luật đến các khâu xử lý cụ thể. Tuy nhiên, tốc độ lây lan dịch bệnh rất nhanh. Hiện tại, dịch tả lợn châu Phi đã lan ra tại 2.296 xã, 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là hơn 1,2 triệu con (chiếm khoảng trên 4% tổng đàn lợn của cả nước).

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý: Dù số lượng lợn bị mắc bệnh chỉ chiếm 4% nhưng tốc độ lây lan rất nhanh, cùng với đó thời tiết thuận lợi cho dịch bệnh lây lan. Bên cạnh những địa phương làm tốt thì vẫn có những nơi, những khâu làm chưa tốt, cần rút kinh nghiệm. Dự báo, bệnh sẽ tiếp tục lan truyền phức tạp, công tác chỉ đạo phải siết lại để hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra, giảm nguy cơ lây lan, đặc biệt trong khu chăn nuôi lớn.

Đánh giá về những hạn chế trong phòng, chống dịch bệnh thời gian qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ NN-PTNT đã rất quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, bất cập (do mật độ chăn nuôi lợn dày đặc trong các thôn/xóm, nhất là ở các tỉnh thuộc khu vục đồng bằng sông Hồng) làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Công tác chủ động giám sát phát hiện, báo cáo và công bố dịch bệnh chưa kịp thời. Chính quyền và các cơ quan chuyên môn còn chủ quan, lơ là, không nắm rõ thông tin dịch bệnh, chưa tổ chức chống dịch, dẫn đến trường hợp người dân bán chạy lợn bệnh làm lây lan dịch bệnh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị

Việc tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết chưa kịp thời, chưa triệt để. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã có nhiều văn bản chỉ đạo, một số địa phương chưa tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện; có trường hợp chưa kịp bố trí lực lượng tiêu hủy lợn, để lợn chết trong chuồng quá thời gian quy định, người chăn nuôi tự tiêu hủy, vứt xác lợn ra môi trường.

Tại nhiều nơi, kỹ thuật tiêu hủy không bảo đảm, lợn bệnh được vận chuyển từ hộ chăn nuôi đến nơi tiêu hủy bằng các phương tiện thô sơ nhưng không có bạt/nilon để lót, che đậy, dẫn đến các chất thải, phân lợn, các loại dịch tiết, thậm chí cả máu lợn rơi vãi ra môi trường; lực lượng tham gia giết hủy lợn chưa được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nhằm giảm thiểu sự phát tán và lây lan mầm bệnh trong quá trình tiêu hủy; các phương tiện, dụng cụ, quần áo của người tham gia tiêu hủy lợn chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh, sát trùng tiêu diệt mầm bệnh, làm lây lan dịch bệnh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: Các địa phương chưa thực sự chống dịch hiệu quả. Công tác vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chưa đáp ứng yêu cầu; phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Cá biệt có trường hợp chính quyền phó mặc cho nhân viên thú y xã tự kiểm tra, tự lo vôi bột, tự phun thuốc sát trùng và tự tổ chức tiêu hủy.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Dịch tả lợn Châu Phi đã và đang xảy ra tại 29 tỉnh, thành phố và chưa có dấu hiệu dừng lại; bệnh có khả năng gây tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam; trong khi đó hiện nay chưa có thuốc chữa bệnh, chưa có vắc xin phòng bệnh, nên nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh trong thời gian tới là rất cao.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Để có giải pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp và hiệu quả hơn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề ra các nhóm giải pháp như cần tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội và toàn hệ thống chính trị trong việc tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh; các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia thành lập ngay các Đoàn công tác đến các địa phương để kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định của Luật thú y, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, đề xuất chính sách hỗ trợ phù hợp, khả thi cho người chăn nuôi và doanh nghiệp có lợn bị tiêu hủy; Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc giết mổ lợn trong vùng dịch; cơ sở giết mổ đạt yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm được phép nhập lợn từ cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh trong và ngoài tỉnh để giết mổ và xuất bán các sản phẩm lợn sau khi giết mổ ra ngoài vùng dịch dưới sự giám sát của cơ quan thú y; Hướng dẫn các địa phương thành lập và xây dựng 5 trạm kiểm dịch quốc gia bảo đảm các yêu cầu kiểm soát vận chuyển động vật tại các địa phương trọng điểm trên trục quốc lộ Bắc Nam; Tiếp tục chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm và kêu gọi các tổ chức quốc tế, các nước hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính để giúp Việt Nam trong công tác phòng, chống bệnh; Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng cơ chế hỗ trợ và tổ chức thực hiện việc thu mua, giết mổ lợn và cấp trữ đông để giảm áp lực tiêu hủy, giảm nguy cơ phát sinh dịch bệnh và cân đối nguồn thịt lợn cho các tháng cuối năm; Các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục chung tay, chung sức với ngành nông nghiệp để tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật hiệu quả; đồng thời đẩy mạnh việc đầu tư, xây dựng các chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để tiêu thụ trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

HNN (mard.gov.vn)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 145

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 144


Hôm nayHôm nay : 39327

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 909446

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73956417