13:57 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bước đà thuận lợi trong xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 12/02/2014 06:02
Nhân dịp đầu xuân mới, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) về chương trình này.

Nhân dịp đầu xuân mới, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) về chương trình này.


Kết quả khả quan

 

Xây dựng NTM đang được nhìn nhận là chương trình có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất ở khu vực nông thôn. Ông có thể đánh giá khái quát về những ưu điểm nổi bật của chương trình?


 

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010. Nhìn lại chặng đường hơn 3 năm qua, Ban Chỉ đạo T.Ư nhận thấy cái được lớn nhất của chương trình là phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân nên tạo thành một phong trào rất sâu rộng, được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các ngành, các cấp. Bên cạnh đó, phần nào chúng ta đã làm tốt được công tác tuyên truyền, vận động và đã hình thành được bộ máy tổ chức từ T.Ư đến địa phương để thực hiện chương trình xây dựng NTM.


Một cái được nữa là nhìn chung hệ thống cơ chế chính sách phục vụ xây dựng NTM được ban hành khá đầy đủ. Đặc biệt là trong hai năm 2012 - 2013, đã có nhiều cơ chế, chính sách mới do Chính phủ phê duyệt như Quyết định 695/QĐ-TTg sửa đổi cơ chế hỗ trợ nguồn vốn thực hiện xây dựng NTM; Quyết định 498/QĐ-TTg về bổ sung cơ chế đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM... Theo điều tra của chúng tôi, trước đây để làm một công trình như nhà văn hóa thôn hay sửa chữa một con đường trị giá vài trăm triệu đồng phải trải qua 38 khâu, mất 6 tháng thủ tục từ làm hồ sơ, thuê tư vấn thiết kế, các cấp thẩm định... Với cơ chế mới, thủ tục đã thông thoáng hơn nhiều.


Ông có thể kể ra một số kết quả cụ thể hơn?

 

- Chương trình xây dựng NTM được triển khai đồng loạt tại 9.052 xã trên cả nước. Sau hơn 3 năm triển khai, đến nay 94% số xã đã hoàn thành công tác lập quy hoạch, 75% số xã lập xong đề án NTM. Bộ mặt nông thôn trong hơn 3 năm qua thay đổi rất nhiều, nhất là về hạ tầng cơ sở, như ở Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Tuyên Quang... đường giao thông được bê tông hóa đi vào tận nhà, thuận tiên cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Sau hơn 3 năm cả nước đã có 38.000km đường giao thông các cấp được làm mới, chủ yếu là giao thông thôn xóm, nội đồng. Đến hết năm 2013, bình quân cả nước đạt 7,98 tiêu chí/xã, cao hơn so với thời điểm tháng 12/2011 là 4,56 tiêu chí/xã. Đây là kết quả rất khích lệ tạo đà cho chương trình có điều kiện để bứt phá trong thời gian tới.


Kết quả rất khả quan, song chắc hẳn khó khăn, vướng mắc của các địa phương khi xây dựng NTM cũng không ít, thưa ông?

 

- Đúng vậy, hiện nay cả nước đang có sự phân hóa về kết quả triển khai thực hiện xây dựng NTM. Một số khu vực triển khai tốt như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, nhưng cũng có những vùng còn hạn chế, khó khăn như Trung du, miền núi phía Bắc. Thêm vào đó, cơ chế, chính sách của chúng ta cũng vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp như Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách... Đơn cử, hiện nay Luật Ngân sách mới cho phép cấp ngân sách hàng năm và đến cấp xã nhưng chúng tôi mong muốn cấp ngân sách trung hạn và giao xuống tận Ban Phát triển nông thôn để tăng tự chủ cho cơ sở.

 

Hệ thống kênh tưới tiêu Đan Hoài mới được đầu tư nâng cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp của các huyện Đan Phượng, Hoài Đức và một phần huyện Từ Liêm. Ảnh: Đình Huệ

 

Hệ thống kênh tưới tiêu Đan Hoài mới được đầu tư nâng cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp của các huyện Đan Phượng, Hoài Đức và một phần huyện Từ Liêm

 

Ngoài ra, năng lực cán bộ ở một số địa phương, nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Hơn nữa, chương trình NTM lớn có nhiều nội dung từ giảm nghèo, an sinh, phát triển sản xuất, văn hóa, giáo dục... nhưng công tác điều phối còn nhiều lúng túng và việc huy động nguồn lực gặp nhiều khó khăn.


Tạo vốn “mồi” để huy động nguồn lực


Ông vừa đề cập đến vấn đề huy động nguồn lực xây dựng NTM. Theo ông, tại sao đây vẫn là bài toán nan giải của hầu hết các địa phương hiện nay mặc dù đã có sự hỗ trợ của Nhà nước?


- Theo tính toán của chúng tôi, để đạt chuẩn NTM, mỗi xã cần nguồn vốn khoảng 175 - 180 tỷ đồng, nếu tính chung cả hơn 9.000 xã trên cả nước thì kinh phí này lên tới trên dưới 80 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất phát điểm xây dựng NTM của nước ta còn thấp, trong khi nguồn lực ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho chương trình chưa tương xứng với mục tiêu đặt ra. Ba năm qua, ngân sách Nhà nước mới bố trí được 35.000 tỷ đồng, trong đó có 4.900 tỷ đồng là ngân sách T.Ư, còn lại là ngân sách địa phương. Ngoài một số địa phương có ngân sách khá như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, còn lại nhiều địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, do tình hình kinh tế khó khăn nên việc tham gia xây dựng NTM của các doanh nghiệp còn hạn chế.


Thời gian qua, ở một số địa phương đã có hiện tượng huy động nguồn lực của người dân quá sức. Thậm chí có nơi còn gây khó dễ để "ép" người dân đóng góp. Ông nhận định như thế nào về tình trạng này?


- Đúng là ở một số địa phương có hiện tượng như trên, ví dụ ở Thái Nguyên, Kiên Giang, Thanh Hóa hay theo kết quả đánh giá mới đây tỉnh Bắc Kạn có mức đóng góp từ 4 - 8 triệu đồng/hộ dân. Điều này là không đúng với tinh thần hướng dẫn của Chính phủ, bộ, ngành là huy động sức dân tự nguyện. Có thể mức đóng góp ở những địa phương này chưa phải là lớn nhưng do cách huy động chưa đúng. Về nguyên nhân, tôi cho rằng một số địa phương có dấu hiệu chạy theo thành tích, lãnh đạo xã nôn nóng muốn về đích sớm nên huy động nguồn lực mang tính "cưỡng bức" như nếu không đóng góp sẽ làm chậm thủ tục hành chính, giấy khai sinh... Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ là nhỏ lẻ, còn lại đa số ở địa phương, tỷ lệ người dân đồng tình, hài lòng với chương trình cao và Văn phòng Chính phủ đã chỉ đạo chấn chỉnh lại tình trạng này.


Qua thực tiễn triển khai xây dựng NTM ở nhiều nước, để huy động tốt nguồn lực xã hội hóa, Nhà nước thường có chính sách tạo nguồn vốn làm "mồi". Việc này được triển khai ở nước ta như thế nào, thưa ông?


- Nhận thấy chương trình xây dựng NTM tác động rất lớn đến người dân nên cuối 2013, Quốc hội đã chấp thuận thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ 15.000 tỷ đồng hỗ trợ chương trình trong vòng 3 năm (2014 - 2016). Hiện nay, chúng tôi đã hoàn thành xong và trình Thủ tướng Chính phủ toàn bộ hồ sơ phân bổ vốn. Như vậy, bình quân mỗi năm có 5.000 tỷ đồng trái phiếu cộng với nguồn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực. Đặc biệt, vốn được giao trung hạn khá ổn định, tạo điều kiện cho địa phương xác định mục tiêu và bố trí nguồn lực.

 
Nguyên tắc là Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, còn lại địa phương và người dân phải chủ động. Do đó với nguồn vốn "mồi" 15.000 tỷ đồng trái phiếu trong 3 năm tới, hy vọng sẽ huy động được vài trăm ngàn tỷ đồng, tạo ra bước đột phá cho xây dựng NTM trong năm 2014. Qua đó chương trình đạt được nhiều kết quả khả quan hơn, phấn đấu đến năm 2014 bình quân mỗi xã đạt 10 - 10,5 tiêu chí, đến năm 2015 bình quân đạt 12 - 13 tiêu chí/xã.

 
Tránh rập khuôn, máy móc


Với 19 tiêu chí, chặng đường cán đích thành công NTM của các địa phương chắc chắn không phải chuyện dễ dàng gì. Thời gian qua, Chính phủ đã có sửa đổi Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM nhưng xem ra vẫn còn không ít băn khoăn?


- Từ năm 2009 Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM tại Quyết định 491/QĐ-TTg gồm 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu. Sau một thời gian thực hiện, có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu không phù hợp với các vùng miền. Do vậy tới đầu năm 2013, Chính phủ tiếp tục có Quyết định 342/QĐ-TTg sửa đổi 5 tiêu chí là chợ nông thôn, thu nhập, cơ cấu lao động, giáo dục, y tế. Mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng khi áp dụng Bộ tiêu chí này vẫn không hoàn toàn phù hợp ở tất cả các xã. Ví dụ có xã miền núi ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên... chỉ có 25 - 30 hộ dân/thôn, không thể áp dụng xây dựng nhà văn hóa quy mô như ở Hà Nội với hàng ngàn dân/thôn. Do vậy, quan điểm của Ban Chỉ đạo T.Ư là Bộ tiêu chí chỉ là bộ khung để hình dung NTM theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng không có nghĩa là áp dụng cứng nhắc, máy móc đối với tất cả các địa phương. Thay vào đó, tùy theo điều kiện từng vùng, miền, các địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp hơn. Vừa qua, một số tỉnh, thành như Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, An Giang... đã ban hành bộ tiêu chí riêng, bổ sung thêm một số tiêu chí như diện tích áp dụng tiến bộ kỹ thuật.


Mỗi địa phương có thể linh hoạt tự đưa ra Bộ tiêu chí xây dựng NTM, nhưng cái khó là đến nay thủ tục hướng dẫn công nhận xã đạt chuẩn NTM vẫn chưa được ban hành, thưa ông?


- Hiện nay còn một số văn bản hướng dẫn mà bộ, ngành còn nợ như hướng dẫn quy trình công nhận xã đạt chuẩn NTM nên một số địa phương đã ban hành quy định công nhận tạm thời. Bộ NN&PTNT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt văn bản này từ tháng 12/2013. Theo thông tin tôi được biết, Văn phòng Chính phủ đang xem xét. Hy vọng rằng trong quý I/2014 sẽ có quyết định chính thức của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó Bộ NN&PTNT có hướng dẫn công nhận xã đạt NTM. 


Ông có thể cho biết vài nét về nhiệm vụ trọng tâm của chương trình xây dựng NTM trong năm 2014?


- Về cơ bản chúng ta đã hoàn thành công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM. Do đó, trọng tâm trong năm 2014 là triển khai các nhiệm vụ cụ thể, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Tiêu chí thu nhập và phát triển sản xuất là quan trọng nhất trong xây dựng NTM. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo xây dựng NTM phải gắn liền với tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiệu quả từ cấp tỉnh, thành tới cấp huyện, xã trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất là hướng phát triển bền vững. 

 

Xin cảm ơn ông!

 

Theo số liệu chính thức đến hết năm 2013, cả nước có 79 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, hiện nay theo tổng hợp của 63 tỉnh, TP thì cả nước có khoảng 250 xã đạt chuẩn NTM. Mục tiêu đến năm 2015, cả nước có 20% (tương đương 1.900 xã) đạt chuẩn, năm 2020 có 50% (tương đương 4.500 xã) đạt chuẩn NTM.


 

                                                                                               Phương Thanh

                                                                                   Theo baodientu.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 252

Máy chủ tìm kiếm : 42

Khách viếng thăm : 210


Hôm nayHôm nay : 54655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 235729

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60557686