14:52 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ca trù được vinh danh như một báu vật văn hóa Việt

Chủ nhật - 23/02/2020 00:03
Nhân ngày giỗ tổ ca trù 23/2, Google đã vinh danh nghệ thuật độc đáo của người Việt Nam trên trang chủ công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới này.

Tổ nghiệp của ca trù là ai? Ca trù được sản sinh từ văn hóa nhân gian, nhưng gắn liền với huyền tích hai vợ chồng Đinh Dự - Đường Hoa được lưu dấu ở vùng Đông Anh - Hà Nội. Nghĩa là từ thế kỷ 15, ca trù đã có mặt trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

Ca trù còn có cái tên giản dị hơn là hát cô đầu. Một chiếu ca trù, gồm một ca nương, một nam nhân chơi đàn đáy và một người cầm chầu thường là tác giả lời hát. Chính nhân vật tác giả lời hát (“quan viên”) đã khiến chất văn chương của ca trù trở nên vượt trội và trở thành mô hình sang trọng bậc nhất trong thể loại hát dân gian. Những “quan viên” gắn bó tên tuổi với ca trù có thể kể đến Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Tản Đà…

Ca trù được google tôn vinh sáng 23/2.

Ca trù được google tôn vinh sáng 23/2.

Ca trù không có bản ký âm từng tác phẩm riêng biệt. Chất ngẫu hứng trong nhịp phách và lối hát tạo ra sắc thái mỗi chiếu ca trù. Vì vậy, ca trù có thể biến thiên từ phú, ngâm, vịnh… cho đến hát nói, hát kể. Tuy nhiên, theo thời gian, ca trù lưu lại những tác phẩm trứ danh như “Phận hồng nhan có mong manh”, “Chơi xuân kẻo hết xuân đi” hoặc “Hồng hồng, tuyết tuyết”.

Những nghệ nhân ca trù nổi tiếng: Nguyễn Thị Chúc, Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Khướu, Bạch Vân, Phó Thị Kim Đức, Vân Mai, Nguyễn Thị Chín, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Thiệp, Nguyễn Thị Tam, Nguyễn Phú Đẹ, Nguyễn Văn Mùi...

Ca trù được xem là loại hình giải trí 'quý tộc' của kinh đô Thăng Long xưa. Ảnh: Thế giới di sản.

Ca trù được xem là loại hình giải trí 'quý tộc' của kinh đô Thăng Long xưa. Ảnh: Thế giới di sản.

Ca trù từng được xem là loại hình giải trí thuộc hàng “quý tộc” của kinh đô Thăng Long. Sau 1945, ca trù thu hẹp dần sức lan tỏa, nhưng công chúng vẫn không quên được “ca nương” Quách Thị Hồ và “kép” đàn đáy Nguyễn Phú Đẹ.

Ca trù được UNESCO vinh danh khi nào? Ngày 1/10/2009, ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Xem ca trù ở đâu? Hiện tại đình Kim Ngân (số 42 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm Hà Nội) biểu diễn ca trù vào tối thứ 4, thứ 6 và chủ nhật hằng tuần.

Hiện nay, ca trù chủ yếu phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ và một phần bắc Trung bộ. Thế nhưng, Google vẫn vinh danh ca trù là như một di sản văn hóa Việt Nam, với mong muốn “mang lại cho người xem cảm giác tự hào và tinh thần dân tộc, khuyến khích thế hệ trẻ khám phá nền văn hóa nghệ thuật truyền thống với các di sản phong phú của Việt Nam, và khơi gợi lên sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo này".

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 191


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1205602

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71432917