Hộ khá góp tiền, hộ nghèo góp công
Một trong những đổi thay dễ thấy nhất khi về Đắk Nhau, đó là đường giao thông sạch sẽ, điện sáng trưng.
Ông Vũ Thanh Nam, Bí thư Chi bộ thôn Bù Ghe, nói: “Trước đây, trong thôn hay xảy ra trộm cắp, thanh thiếu niên tụ tập gây mất trật tự, đi xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn.
Lúc đó, thôn Đắk Xuyên đã thành công trong việc vận động người dân xây dựng đường điện chiếu sáng và mang lại lợi ích thiết thực nên chúng tôi làm theo.
Thôn hiện có 302 hộ, trong đó hơn 30% hộ dân tộc thiểu số. Chúng tôi đã vận dụng linh hoạt trong việc đóng góp xây dựng, hộ người Kinh có điều kiện thì góp tiền, còn hộ đồng bào góp công sức”.
Sau khi người dân trong thôn họp bàn thống nhất cách làm và xét chọn các tổ thi công, giám sát, chỉ trong 1 tuần, thôn đã hoàn thành 57 trụ điện trên đoạn đường dài 2km với kinh phí 61 triệu đồng.
Về vấn đề an ninh trật tự, thôn Đắk Lung cũng có biện pháp khá hay. “Ngoài việc người dân trong thôn góp 81 triệu đồng làm đường điện với 81 trụ đèn trên đoạn đường dài 2,4km, thôn còn duy trì “Tiếng kẻng an ninh” từ tháng 8/2014 đến nay. Đây là mô hình điểm, tạo hiệu ứng tốt trong việc giữ gìn an ninh trật tự.
Thôn có 3 tổ an ninh tự quản, các thành viên thay phiên nhau đi tuần ban đêm, chịu trách nhiệm đánh kẻng. Hàng đêm vào lúc 22 giờ, chúng tôi đánh kẻng, cảnh báo người dân hạn chế ra đường. Người lạ đi qua, chúng tôi theo dõi và cảnh báo nếu có nghi vấn.
“Đắk Nhau còn nhiều khó khăn, không phải là xã điểm xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, nên muốn làm được, không có cách nào khác là phải có sự gắn kết, chung sức chung lòng giữa đảng bộ, chính quyền và người dân. Đồng thời, phải có cách làm riêng, sáng tạo, sao cho phù hợp với tình hình của địa phương”, ông Nguyễn Tiến Trọng. |
Khi nghe tiếng kẻng, mọi người trong thôn đổ ra đường cùng vây bắt đối tượng. Nhờ đó chúng tôi đã bắt được 2 vụ trộm giao công an xã xử lý. Cũng nhờ tiếng kẻng nên việc quản lý người dân ra vào thôn được chặt chẽ hơn, đảm bảo đúng quy định về khai báo tạm trú, tạm vắng”, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng ban Mặt trận thôn kể.
Cán bộ, đảng viên đi trước
Năm 2014, sau khi họp bàn, thống nhất, 10 hộ dân thôn Bù Ghe đã hiến 1.400m2 để xây nhà văn hóa trị giá 160 triệu đồng, chấm dứt tình trạng người dân trong thôn phải sinh hoạt cộng đồng tạm bợ hoặc mượn nhà dân.
Nói về việc góp tiền xây dựng nhà văn hóa, ông Vũ Thanh Nam cho biết: Toàn thôn có gần 300 hộ, trong đó 25% đồng bào M'Nông, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn hơn 10%, đời sống nhiều khó khăn. Để có kinh phí xây dựng, cán bộ, đảng viên trong thôn gương mẫu đi đầu, đóng góp mỗi hộ 500 ngàn đồng. Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp 300 ngàn đồng, hộ người Kinh, nếu điều kiện khá cũng đóng 500 ngàn, còn khó khăn thì đóng góp bằng bà con dân tộc thiểu số.
Đường điện chiếu sáng trên đường liên thôn Sau khi nhà văn hóa xây xong, thôn vận động mỗi gia đình ủng hộ một ghế ngồi họp, hộ có kinh tế khá hơn ủng hộ quạt điện, vật liệu xây dựng. Các thiết bị âm thanh, loa máy đều được người dân cho mượn.
Ông Nguyễn Tiến Trọng, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Tính đến nay xã đạt 8 tiêu chí. Chưa nhiều, nhưng đó là thành công không nhỏ đối với một xã nghèo, nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp như Đắk Nhau.
Thời gian tới, xã sẽ tập trung nguồn lực phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững, gắn với phát triển ngành chế biến nhằm tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ. Từ đó tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân trong xã, phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt từ 25-30 triệu đồng/năm.
Nguồn: nongnghiep.vn