18:44 EDT Thứ ba, 07/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách làm của Tân Yên

Thứ sáu - 17/10/2014 02:28
Trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, Tân Yên xác định phải làm giàu bằng trồng trọt và chăn nuôi. Cách mà Tân Yên làm chính là "xắn quần" đi mời gọi DN đến liên kết với nông dân.
Cách làm của Tân Yên
Mẹ con ông Chiêm đi trên con đường bê tông thoáng đẹp - nơi nền đất trước đây thuộc đất ở của gia đình ông
 

Đề cập đến những chuyển biến trong SXNN và xây dựng NTM ở địa phương, ông Lê Ánh Dương, Bí thư Huyện uỷ Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) cởi mở: Chúng tôi đã và đang có những cách làm hiệu quả, thiết thực. Mỗi việc làm, cấp uỷ và chính quyền luôn họp bàn kỹ lưỡng và hơn tất cả là thấy người dân đồng tình.

Liên kết nông dân với DN

Trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, Tân Yên xác định phải làm giàu bằng trồng trọt và chăn nuôi. Cách mà Tân Yên làm chính là "xắn quần" đi mời gọi DN đến liên kết với nông dân. Họ làm rất bài bản và có trách nhiệm. Chứ không như một số nơi, làm được vài vụ thì DN quay lưng lại ép giá nông dân, khiến lãnh đạo thẹn với dân mà dân thì "cay" với DN.

Việc mở cửa để hút DN vào đầu tư cho nông nghiệp không phải ở đâu cũng làm được tốt vì thực tế đây là lĩnh vực rủi ro cao. Thế nhưng những năm qua, Tân Yên đã xây dựng được 8 cánh đồng mẫu tại 8 xã với 325ha đất chuyên dùng cho SX giống lúa. Chẳng hạn như SX lúa Thiên ưu 8 tại xã Song Vân quy mô 50ha; xã Ngọc Lý 70ha trong đó có 50ha SX hạt giống lúa thuần GS333; xã Phúc Sơn có 30ha SX hạt giống lúa lai F1.

Ngoài ra, có 86 vùng SX cây hàng hoá tập trung trên diện tích 537ha. Đó là chưa kể đến 1.600ha vải thiều đã giúp hàng ngàn hộ dân ở đây vươn lên giàu mạnh. Để có thể làm được điều này, trước đó các xã đã thực hiện thành công việc dồn điền đổi thửa. Một vấn đề mà nhiều nơi hễ động vào là có khiếu nại, khiếu kiện thì Tân Yên làm rất ngon lành.

Mấy năm vừa rồi, Cty CP Đại Thành có địa chỉ ở Tiên Du - Bắc Ninh đã thành công trong việc liên kết với nông dân xã Ngọc Thiện SX được 20ha lúa giống. Tại thời điểm này, Cty đã được các cấp và người dân đồng ý nâng số diện tích SX lúa giống lên 100ha.

Người dân tại xã Ngọc Thiện cho rằng, SX lúa giống sẽ cho thu nhập tăng gấp 2,5 lần so với làm lúa bình thường. Người dân nhận thấy điều họ được nhiều nhất chính là tiếp cận các tiến bộ KHKT trong SX và say mê với cây lúa, gắn bó mật thiết với đồng ruộng hơn.

Một vấn đề khác mà theo ông Nguyễn Thế Huy, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tân Yên đó là việc chỉ đạo SX phải hết sức sát sao, bố trí khung thời vụ hợp lý. Chẳng hạn làm vụ chiêm muộn để tránh được rét. Nhưng chiêm muộn thì phải tính đến vụ mùa sớm để không gặp mưa bão và kéo dài được thời gian cho vụ đông. “Bài toán đó cực kỳ khó khăn và phải mất rất nhiều thời gian chúng tôi mới tìm được lời giải hợp lý”, ông Huy khoe.

“Vượt rào”

Từ năm 2004, Tân Yên bắt đầu thí điểm việc chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thuỷ sản (NTTS). Lúc bấy giờ, việc chấp hành Nghị định 42 trong sử dụng đất lúa đang được các địa phương thực thi một cách nghiêm ngặt. Thế nhưng ở Tân Yên nhiều vùng đất lúa SX kém hiệu quả, người dân đã chủ động chuyển sang NTTS.

Không chỉ có dân mà một số cán bộ cũng làm theo dân. Ông Trần Xuân Đỉnh, Chủ tịch UBND xã Ngọc Châu và ông Lê Văn Luyện, Phó Chủ tịch UBND xã An Dương là những người đi đầu. Theo tính toán của các ông thì trồng lúa những năm 2004 đã kịch trần năng suất rồi. Nhà ông Luyện chỉ để 3 sào cấy lúa, 5 sào còn lại chuyển sang nuôi cá nước ngọt. Phép tính mà ông Luyện thực hiện là dưới ao nuôi cá, trên bờ nuôi lợn.

Ông Luyện cho hay: “Làm cái gì thì cũng có được, có mất. Nhưng trong 1 năm, nuôi 4 lứa lợn và 2 lứa cá thì không phải lứa nào cũng mất cả, như thế là được rồi".

Xã Ngọc Châu có 98 ha NTTS, trong đó 70 ha được người dân chuyển từ đất lúa sang đào ao nuôi cá. Theo ông Trần Xuân Đỉnh, Chủ tịch UBND xã thì nguồn lợi từ NTTS hằng năm của người dân là rất lớn. Bình quân mỗi năm doanh thu từ NTTS toàn xã đạt trên 61 tỷ đồng.

13-42-16_co-gioi-ho-gop-phn-gim-chi-phi-lo-dong-v-tng-nng-sut-sx
Cơ giới hóa góp phần giảm chi phí lao động, tăng năng suất SX ở Tân Yên

“Con số đó chắc chắn sẽ không thể có nếu như làm lúa. So với trồng lúa thì hiệu quả sau chuyển đổi cao gấp 8 lần”, ông Đỉnh khẳng định.

Tháng 8/2013, Huyện ủy Tân Yên đã nghe UBND huyện trình bày đề án thí điểm xây dựng làng thủy sản ở xã Ngọc Châu. Theo đề án này, Ngọc Châu sẽ được quy hoạch 49,3 ha làm hạ tầng phục vụ phát triển NTTS.

Dỡ nhà để làm NTM

Không chỉ đẩy mạnh SX phát triển kinh tế bằng những cách làm đột phá, Tân Yên còn phát huy được nội lực của nhân dân trong việc hiến đất làm NTM. Đến nay, nhân dân 24 xã hiến được 50.000 m2 đất.

Tại xã Quang Tiến, ông Đào Duy Thục, Chủ tịch UBND xã, dẫn chúng tôi đi xem các tuyến đường liên thôn được bê tông hoá. Tuyến đường 294, đoạn rộng nhất là 8m, hẹp nhất là 5,5 m. Tôi ngỡ ngàng về điều này. Bởi quy định mềm của Chính phủ chỉ cần đường thôn rộng 5m.

Ông Thục bảo, tuyến đường này dài 2km chạy qua các thôn Chính Ngoài, Chính Trong, Thành Lập, Tân Lập và Đồng Sào 1 như là trục đường chính. Người và phương tiện qua lại rất nhiều. Điều quan trọng là nhân dân đồng tình và xác định đúng thì làm thôi.

Để tuyến đường này được hoàn thành thì có 18 gia đình ở Quang Tiến tháo dỡ nhà cửa, tường rào, cổng, chuồng chăn nuôi, hiến đất. Không có gia đình nào đề nghị bồi thường, hỗ trợ. Chẳng hạn như gia đình ông Nguyễn Bá Chiêm ở thôn Đồng Sào 1 đã chủ động tháo dỡ 6 gian công trình phụ và chuồng chăn nuôi cùng một tuyến tường rào xây dựng kiên cố dài hàng chục mét. Tổng diện tích đất mà ông Chiêm hiến khoảng 100 m2.

Ông Chiêm bảo, lúc đầu mẹ của tôi không đồng ý nhưng sau được các anh trên xã động viên thì bà cụ cũng đồng tình. Ngồi cạnh chúng tôi, mẹ ông Chiêm bộc bạch rằng: “Mỗi thời mỗi khác. Ngày trước đường đi nhỏ, lầy lội, vất vả lắm. Nay nghe cán bộ vận động thì tôi đồng tình. Lúc đầu tôi có chút băn khoăn, bởi đây là đất tổ tiên để lại. Nhưng thôi, có đường đẹp cho con cháu nó đi lại là tôi mừng rồi”.

Văn Hùng
Nguồn: nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 158


Hôm nayHôm nay : 47865

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 401753

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60723710