04:07 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần chính sách hữu hiệu tăng thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Thứ sáu - 17/11/2017 01:44
Thời gian qua, TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL có nhiều nỗ lực trong kêu gọi đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn khá khiêm tốn. Điều này, đỏi hỏi nhà nước cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời vướng mắc, để thúc đẩy đầu tư phát triển nông nghiệp đáp ứng yêu cầu mới.

Lãnh đạo TP Cần Thơ tham quan mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả cao của một hộ dân tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.

 

Vì sao nông nghiệp kém hấp dẫn nhà đầu tư?

Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, nhất là tại ĐBSCL - nơi được thiên nhiên ưu đãi có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu cho sản xuất nhiều loại cây trồng vật nuôi suốt quanh năm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thế nhưng vì sao nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lại ngại đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn? Câu trả lời được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đưa ra là do chậm thu lời và hiệu quả đầu tư chưa hấp dẫn so với nhiều lĩnh vực khác, rủi ro lại cao vì sản xuất nông nghiệp vốn dễ gặp các bất trắc do thiên tai, dịch bệnh và đầu ra sản phẩm bấp bênh. Điều kiện cơ sở hạ tầng nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, nông thôn nói chung còn hạn chế cũng là rào cản lớn. Đặc biệt, muốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp phải tìm cách giải được bài toán liên kết với hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu hộ nông dân nhỏ lẻ trên các diện tích đất canh tác khá nhỏ lẻ, manh mún để có vùng nguyên liệu sản xuất bền vững. Trong khi đó, các nhà đầu tư và doanh nghiệp còn khó tiếp cận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước. Theo ông Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN&PTNT, thời gian qua các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn chiếm 1% trong tổng số doanh nghiệp đầu tư vào nền kinh tế. Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, với 55% doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỉ đồng, gần 50% doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, dưới 10 lao động.

Chính phủ và các bộ ngành Trung ương đã quan tâm có cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Đáng chú ý là Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn (gọi tắt là Nghị định 210). Tuy nhiên, chính sách ưu đãi hỗ trợ của Nhà nước còn mang nặng cơ chế hỗ trợ trực tiếp, trong khi nguồn ngân sách đảm bảo cho thực hiện chính sách còn thấp và chậm. Các quy định về điều kiện thụ hưởng chính sách tương đối khắt khe, với nhiều tiêu chí quá nhỏ, thủ tục phức tạp. Đối tượng được thụ hưởng chưa bao trùm, chưa huy động được hết các thành phần kinh tế tham gia, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Đơn cử, Nghị định 210 quy định ngân sách chỉ hỗ trợ cho các dự án trên 2 tỉ đồng, trong khi đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ... Ông Nguyễn Văn Tranh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: “Tỉnh Cà Mau mới hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện 8 dự án đầu tư vào nông nghiệp theo các chính sách ưu đãi của Nghị định 210. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách bố trí từ Trung ương còn chậm, tỉnh phải ứng trước ngân sách của địa phương khoảng 42 tỉ đồng để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp”.

Trong các năm qua, TP Cần Thơ cũng có nhiều nỗ lực mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến nay các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này vẫn còn khiêm tốn, số lượng dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn tại Cần Thơ chủ yếu là nhà đầu tư trong nước với quy mô tương đối nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của thành phố. Từ khi Nghị định 210 có hiệu lực (ngày 10-2-2014) đến nay, TP Cần Thơ mới hỗ trợ cho các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện 1 dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc gia cầm và 4 dự án đầu tư cơ sở sấy lúa và chế biến, bảo quản nông sản với tổng vốn đầu tư là 418,06 tỉ đồng. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: Việc áp dụng các quy định trong Nghị định 210 để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2, điều 19, Nghị định 210, căn cứ vào sản phẩm đặc thù và nguồn lực hiện có tại địa phương, UBND các tỉnh trình HĐND ban hành chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại địa phương, nhưng TP Cần Thơ và nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong xác định sản phẩm đặc thù, đồng thời dự án cũng chưa được xác lập, tổng mức đầu tư do các doanh nghiệp tự đề xuất, khó xác định định mức hỗ trợ cụ thể cho từng dự án. Do vậy, Trung ương cần sửa đổi, bổ sung quy định hỗ trợ cho sát thực tế và có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn đối với quy định về sản phẩm đặc thù. Rất mừng là Bộ NN&PTNT đang phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành xây dựng dự thảo bổ sung, sửa đổi Nghị định 210 và đang xin ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp để bổ sung hoàn chỉnh sớm trình Chính phủ ban hành.

Tích cực hỗ trợ nhà đầu tư

Các chuyên gia cho rằng, để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, nhà nước cần kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn. Đồng thời, có các hỗ trợ cần thiết cho nhà đầu tư, nhất là hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai, vốn, kết nối với nông dân và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An ở TP Cần Thơ, cho biết: Trong quá trình doanh nghiệp liên kết với nông dân để xây dựng các “cánh đồng lớn” sản xuất gạo chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, doanh nghiệp cần một nguồn vốn rất lớn để bao tiêu sản phẩm và hỗ trợ nông dân mua vật tư nông nghiệp, cũng như đầu tư xây lò sấy và các dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Do vậy, doanh nghiệp rất mong nhà nước có các cơ chế chính sách ưu đãi hơn về vốn và tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong tiếp cận các chính sách ưu đãi để mở rộng và phát triển bền vững các mô hình liên kết sản xuất với nông dân.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng Khoa Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Trong đó, hình thức đầu tư liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp đã được nhiều địa phương thực hiện, vấn đề là cần tiếp tục có chính sách để hài hòa lợi ích các bên liên quan để cùng nhau phát triển bền vững. Đối với hình thức doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo kiểu tự tích tụ đất đai (doanh nghiệp thuê đất của nhà nước, thuê đất của nông dân...) là rất khả thi và triển vọng, nhưng nhà nước cũng cần xem xét có quy định chặt chẽ.

Theo ông Đặng Vũ Trân, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT, thời gian qua để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, Bộ đã rà soát để cắt giảm và đề xuất cấp thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi 118/345 điều kiện đầu tư kinh doanh trong 33 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Kết quả đã bãi bỏ 65 điều kiện, sửa đổi theo hướng rút gọn 53 điều kiện. Từ cuối năm 2016, Bộ cũng phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013-NĐ-CP của Chính Phủ. Bộ cũng đang chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong nông nghiệp và đang lấy ý kiến rộng rãi, dự kiến trình Chính phủ ban hành trong quý IV-2017. Khẩn trương xây dựng bộ phận “một cửa” điện tử hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của doanh nghiệp.

Theo Bộ NN&PTNT, từ nay đến năm 2020 sẽ tiếp tục tập trung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh của ngành. Chú ý tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành và nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực tại các cơ quan thuộc bộ…

Bài, ảnh: Khánh Trung//baocantho.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 203


Hôm nayHôm nay : 22215

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 94344

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73141315