11:27 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần có chính sách tín dụng phù hợp với ngư dân

Thứ bảy - 26/04/2014 04:50
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, trong năm 2013, dư nợ cho vay nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến thủy sản toàn quốc tăng 9,4% so cuối năm 2012. Còn tính đến ngày 31/3/2014, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này ước đạt khoảng 54.000 tỷ đồng, tăng 0,67% so cuối năm 2013.

Tuy nhiên, khoảng 80% vốn cho vay đối với lĩnh vực thủy sản tập trung vào khâu nuôi trồng và chế biến, còn cho vay đối với ngư dân khai thác trên biển khá thấp. Số liệu thống kê tại 8 tỉnh Duyên hải miền Trung cho thấy, cho vay đối với ngư dân khai thác trên biển đến cuối quý I/2014 chỉ đạt 5.777 tỷ đồng, bằng 17,15% so tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Quý I/2014, cho vay đối với ngư dân khai thác trên biển chỉ đạt 5.777 tỷ đồng - Ảnh: Xuân Trường

Ngư dân mong muốn, ngành ngân hàng tích cực hơn đối với cho vay lĩnh vực thủy sản; trong đó, ưu tiên nhiều cho khai thác trên biển. Mới đây nhất, cử tri tỉnh Quảng Ngãi đã đề nghị NHNN cần có chính sách tín dụng phù hợp với ngư dân để phát triển hoạt động khai thác thủy sản, giải quyết việc làm và đem lại nguồn lợi cho đất nước. Theo phân tích của các chuyên gia, bên cạnh sự nỗ lực của ngành ngân hàng thì hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực thủy sản vẫn còn tồn tại một số khó khăn, bất cập: Đầu tư cho lĩnh vực thủy sản tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng thiếu các biện pháp phòng ngừa. Đối với khai thác thủy sản, nguồn thủy sản gần bờ có nguy cơ cạn kiệt, trong khi chi phí đầu tư đánh bắt xa bờ đòi hỏi số tiền khá lớn, lại luôn tồn tại nhiều rủi ro về thiên tai trên biển. Mặt khác, về cơ bản, quy mô khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện vẫn ở mức hộ gia đình với sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết giữa người nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch để phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản còn nhiều bất cập.

Tuy nhiên, NHNN cho rằng, vốn tín dụng đóng mới tàu cá thường có giá trị lớn nhưng độ rủi ro cao, trong khi thiếu các hình thức bảo hiểm, nên nguồn vốn tín dụng thương mại là không phù hợp mà cần phải có chương trình tín dụng ưu đãi riêng biệt và có tính chất dài hạn. Vì vậy, để giúp ngư dân đầu tư phương tiện đánh bắt cá hiện đại, NHNN sẽ tích cực phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan tổng kết chương trình thí điểm tại Quảng Ngãi và đề xuất các giải pháp đồng bộ, trong đó có tín dụng ngân hàng, với Chính phủ để giúp ngư dân giải quyết vướng mắc, khó khăn có vốn phát triển đánh bắt cá xa bờ.

Linh Chi
http://thuysanvietnam.com.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 305

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 304


Hôm nayHôm nay : 84147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1056315

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71283630