01:47 EST Thứ năm, 28/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần lực đẩy PPP vào nông nghiệp

Thứ tư - 22/08/2018 06:01
Mặc dù Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã chính thức có hiệu lực kể từ giữa tháng 4, song cho tới nay các DN cho rằng vẫn thiếu rất nhiều cơ chế hỗ trợ thiết thực để thu hút đầu tư vào nông nghiệp.

Ông Nguyễn Danh Nhân - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nông nghiệp miền Trung cho rằng, đất đai là yếu tố then chốt nhất cho đầu tư vào nông nghiệp. Theo đó muốn đầu tư lớn, bài bản, nhất định phải có diện tích đất lớn. Vị này cho rằng các nhà đầu tư không sợ thuế vì thuế đối với các sản phẩm đầu vào của sản xuất nông nghiệp gần như ở mức 0%. Vốn cũng không phải vấn đề khó khăn vì làm nông nghiệp công nghệ cao hoặc quy mô thật lớn mới cần vốn nhiều, còn ở cỡ vừa thì không cần quá nhiều vốn.

Ảnh minh họa

Trong khi đó đối với vấn đề tích tụ ruộng đất, ông Nguyễn Quý Dương - Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, hiện vẫn chưa có sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Vì vậy, các DN vẫn phải tự đi tìm hiểu rồi tự liên kết với nông dân để có diện tích đất lớn. Nghị định 57 đã đề ra các chính sách hỗ trợ tập trung đất đai, song lại chủ yếu hướng vào việc hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt nước, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu… mà chưa có chính sách để giúp DN liên kết với bà con nông dân hoặc những người có đất.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, Việt Nam luôn coi trọng DN trong việc dẫn dắt, thúc đẩy phát triển thị trường, đặc biệt là tạo ra chuỗi giá trị cao và bền vững. Vì vậy dưới sự chủ trì của cơ quan này, nhóm công tác hợp tác công tư ngành hàng đối tác phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam (PSAV) đã được thành lập để cùng nhau nhận diện và giải quyết các vấn đề về thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Nhóm công tác PPP gồm 7 nhóm ngành hàng chính là cà phê, chè, gia vị và hồ tiêu, rau quả, thủy sản, gạo, hóa chất nông nghiệp.

Chẳng hạn trong chuỗi cà phê, đến nay đã thu hút được sự tham gia của nhiều đối tác như Công ty Nestlé Việt Nam, GCP, IDH, Yara, Bayer, EDE, ACOM... Hiện đã có trên 80.000 hộ nông dân tham gia với 97.000 ha cà phê. Theo bà Lê Thị Hoài Thương - Trưởng phòng Quan hệ đối ngoại, Công ty Nestlé Việt Nam, năm 2016, nhóm tập trung vào triển khai các mô hình sản xuất mẫu. Từ năm 2017, nhóm đã chuyển đổi mô hình theo liên kết chuỗi để gia tăng giá trị cà phê Việt Nam với tham vọng biến Việt Nam là điểm tham chiếu của thế giới về cà phê robusta toàn cầu. Với mục đích đó, nhóm đã xây dựng các mô hình để liên kết nông dân trong một vùng hoặc khu vực với nhau.

Mặc dù các nhóm đối tác PPP nông nghiệp đã hoạt động và thu được những kết quả bước đầu, song các DN cho rằng nếu có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ phía cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương thì DN sẽ bớt khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy thời gian tới nhóm công tác sẽ kết nối các DN đầu tàu với một số địa phương thí điểm để tạo đột phá về chính sách, thể chế để thu hút đầu tư tư nhân và tái cơ cấu nông nghiệp.

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế thuộc VCCI cũng chia sẻ kinh nghiệm thế giới trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cho thấy, các vấn đề bảo hộ quyền tài sản, quyền hợp đồng một cách toàn vẹn và lâu dài cần được ưu tiên hàng đầu. Các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ, định hướng thị trường chỉ là bước 2, sau khi đã bảo đảm quyền tài sản và quyền hợp đồng. Trong khi đó thực tiễn Việt Nam lại đi ngược lại, đó là quyền tài sản và quyền hợp đồng chưa bảo đảm, trong khi lại quá chú trọng vào các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ, định hướng thị trường, thậm chí làm thay thị trường. Vì vậy, cần có sự thay đổi chính sách phù hợp mới có thể tháo nút thắt vốn đầu tư vào nông nghiệp.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 246


Hôm nayHôm nay : 22978

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1329283

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71556598