01:54 EST Thứ năm, 28/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăn nuôi an toàn sinh học, tiền đề thực hiện chuỗi liên kết

Thứ bảy - 14/03/2020 02:28
Trước sự xuất hiện và lan rộng của dịch cúm gia cầm, chăn nuôi an toàn sinh học được xem là bài toán hiệu quả để phát triển bền vững.
 
tr11.jpg
Lễ ký kết giữa Công ty TNHH Ba Huân và đại diện bà con chăn nuôi vịt của tỉnh Đồng Tháp.

Xuất hiện 34 ổ dịch cúm gia cầm

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT), năm 2019, Việt Nam có hơn 133.000 con gia cầm bị tiêu hủy do mắc cúm.

Hai tháng đầu năm 2020, cả nước xuất hiện 34 ổ dịch cúm gia cầm; trong đó có 29 ổ dịch do vi-rút cúm A/H5N6 và 5 ổ dịch do vi rút cúm A/H5N1 tại  Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Trà Vinh, Thái Bình, Bình Dương, Ninh Bình,  Hải Phòng và Hà Nội. Tổng số gia cầm chết, tiêu hủy là hơn 130.000 con. Tất cả các ổ dịch xảy ra tại các hộ chăn nuôi có đàn gia cầm chưa được tiêm phòng; đặc biệt trên các đàn vịt của các hộ mới chuyển sang nuôi gia cầm (trước đó nuôi lợn).

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có đàn vịt lớn nhất nước, ước đạt hơn 25 triệu con, chiếm 37% tổng đàn. Thời gian gần đây, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xuất hiện tại tỉnh Trà Vinh;  hơn 1.000 con gia cầm buộc phải tiêu hủy. Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đầu tiên được phát hiện ở khu vực phía Nam những tháng đầu năm 2020.

Chăn nuôi an toàn sinh học: Giải pháp căn cơ mùa cúm gia cầm

Nhằm giúp nông dân có định hướng về thị trường, điều tiết hợp lý trong chăn nuôi vịt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa tổ chức buổi tọa đàm chủ đề “An toàn sinh học gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi vịt ở ĐBSCL” tại xã Mỹ Hòa (Tháp Mười - Đồng Tháp). 

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã trực tiếp trao đổi với người chăn nuôi nhằm cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của một số bà con về bệnh cúm gia cầm như: triệu trứng và cách nhận biết bệnh cúm A/H5N1 và A/H5N6; quy trình phòng ngừa bệnh cúm gia cầm trên vịt; lịch tiêm phòng vắc-xin, biện pháp bảo quản và sử dụng vắc-xin hiệu quả,...

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo bà con nuôi vịt thực hiện các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học, những lưu ý khi nuôi vịt chạy đồng để hạn chế dịch bệnh...

Theo TS. Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, hiện nay, nguy cơ lây lan, bùng phát dịch cúm gia cầm tại nước ta rất lớn. Bởi những yếu tố làm dịch cúm dễ xảy ra đều đang tồn tại, như mầm bệnh ở nhiều nơi, mật độ chăn nuôi cao, thời tiết cực đoan, tập quán buôn bán, giết mổ lạc hậu... Vì vậy, việc nâng cao ý thức và chủ động chống dịch ở các địa phương là vô cùng quan trọng.

Thời điểm này, nhiều địa phương tại khu vực ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân 2019 - 2020, đây cũng là thời điểm các chủ nuôi đưa đàn vịt chạy đồng tập trung về đây để tìm kiếm thức ăn. Nhưng do đang là thời điểm dịch bệnh cúm A/H5N6 và A/H5N1 bùng phát ở nhiều địa phương, nên khi đàn vịt về địa bàn tăng đột biến, sẽ tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

TS. Nguyễn Văn Bắc (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) cho biết, xu hướng chung hiện nay là chăn nuôi công nghiệp, tuy nhiên, tại vùng ĐSBCL, chăn nuôi vịt theo phương thức chạy đồng, đặc biệt là nuôi vịt đẻ để lấy trứng, còn khá phổ biến. Theo phương thức này, người nuôi có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trên đồng ruộng, giảm chi phí sản xuất vì trong chăn nuôi vịt, chi phí thức ăn chiếm 70 - 80% giá thành. Vấn đề đặt ra là, để đảm bảo an toàn sinh học khi nuôi vịt chạy đồng là phải kiểm soát đàn nuôi, tránh lây nhiễm từ nguồn bệnh khác, tránh nhiễm độc thuốc trừ sâu hoặc nhiễm độc tố gây ảnh hưởng đến chất lượng thịt và trứng. Đồng thời, phải tiêm vắc-xin đầy đủ, sử dụng chế phẩm sinh học hạn chế mùi hôi và ruồi muỗi,...

Theo ông Huỳnh Tất Đạt, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp: Với lợi thế về tự nhiên, nguồn thức ăn và tập quán chăn nuôi, Đồng Tháp là tỉnh nuôi vịt lớn nhất ĐBSCL, ước năm 2019 toàn tỉnh đạt 6,8 triệu con vịt với sản lượng 273 triệu quả trứng. Năm 2020, Đồng Tháp sẽ phát triển tổng đàn vịt là 7,5 triệu con, sản lượng 291 triệu trứng.

tr11a.jpg
Mô hình chăn nuôi vịt rọ của ông Phạm Văn Mướt, Tổ hợp tác chăn nuôi vịt rọ xã Phú Thành B, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Chương Đài.

Trước tình hình dịch bệnh cúm gia cầm có nguy cơ phát sinh, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp đã chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn chủ động công tác phòng chống dịch cúm trên địa bàn tỉnh, xây dựng kế hoạch để chủ động thực hiện ngay từ đầu năm; chỉ đạo UBND các huyện giám sát chặt chẽ đàn gia cầm trên địa bàn; khuyến cáo các hộ nuôi tiêm phòng đầy đủ theo đúng chủng loại, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, kịp thời báo cho cơ quan thú y khi có dịch bệnh xảy ra để hạn chế sự lây lan...

Theo các nhà chuyên môn, chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học phải lưu tâm đến chất lượng con giống (nhất là con giống bố mẹ), quy trình chăn nuôi đảm bảo từ lò ấp nở đến nguồn thức ăn, nước uống… Từ đó sẽ nâng cao sản lượng trứng đẻ, kích cỡ, lòng đỏ trứng. Đồng thời, xây dựng cơ sở vật chất, thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún tạo thành hệ thống “vệ tinh sản xuất” tạo nguồn cung ứng ổn định cho các doanh nghiệp.

Tham gia chuỗi khép kín

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, doanh nghiệp và nông dân đã trao đổi về liên kết đưa trứng vịt tham gia vào chuỗi khép kín từ nơi sản xuất đến bàn ăn, góp phần đảm bảo tiêu thụ ổn định mặt hàng gia cầm.

Bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty cổ phần Ba Huân, cho biết, trong khoảng 5 năm trở lại, nông dân nuôi vịt lao đao, mất dần vị thế, điều này đặt ra yêu cầu phải sản xuất theo hướng an toàn để phục vụ người tiêu dùng ở thị trường nội địa và quốc tế.

Theo bà Huân, doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu hàng tốt hay không tuỳ thuộc vào sự đồng đều, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo quy trình chăn nuôi đến quả trứng xuất chuồng. Trong thời điểm hiện tại, công ty sẽ nghiên cứu kích cầu thị trường nội địa, “bắt tay” người chăn nuôi vịt an toàn để tạo đầu ra ổn định.

Doanh nghiệp sẽ chủ động thông tin thị trường để người dân có thể định hướng quy hoạch sản xuất; hỗ trợ kỹ thuật để sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là tránh tình trạng trứng vịt nhiễm chất Sudan - hàm lượng chất tạo màu tồn tại trong lòng đỏ trứng.

Dự kiến trong tháng 4/2020, sản phẩm trứng vịt an toàn của Đồng Tháp sẽ có mặt tại các kênh phân phối và tiêu thụ của Công ty cổ phần Ba Huân trên cả nước.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cam kết sẽ hỗ trợ người chăn nuôi thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi an toàn sinh học và kết hợp các doanh nghiệp chuyên sản xuất lĩnh vực gia cầm tư vấn các giải pháp chăn nuôi con giống bố mẹ, quy trình ấp nở; cập nhật các kiến thức, kỹ thuật mới về chăn nuôi cho đàn vịt.

Để khẩn trương kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi, kiên quyết không để dịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, đặc biệt không để xảy ra tình trạng dịch chồng dịch trong bối cảnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi-rút Corona (Covid -19) trên người đang diễn ra hết sức phức tạp, trong Chỉ thị số 12/CT-TTg vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các địa phương đang có dịch bệnh động vật : Tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan, dây dưa kéo dài. Trường hợp các ổ dịch có nguy cơ phát sinh, lây lan diện rộng, cần công bố dịch và tổ chức chống dịch bệnh theo quy định. Khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin bao vây ổ dịch và phòng chống bệnh cho toàn bộ đàn gia cầm có nguy cơ. Thành lập các Đoàn công tác đến các địa phương có dịch để chỉ đạo tổ chức chống dịch.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương chưa có dịch, địa phương có nguy cơ cao: Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch là chính, chủ động vệ sinh, sát trùng phòng dịch, rà soát kịp thời tiêm vắc xin cho đàn vật nuôi phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, ở mồm long móng, tai xanh, dại…, nhất là tại các khu vực có ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ cao.

Theo: Anh Nguyệt - Đỗ Tuấn/kinhtenongthon.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182


Hôm nayHôm nay : 23243

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1329548

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71556863