18:47 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Chị Thanh Tâm” của bản

Thứ năm - 06/02/2014 20:44
Từ lâu, người dân vùng cao Cốc Khau, thị trấn Hoà Thuận, huyện Phục Hoà, Cao Bằng vốn an phận với cái đói, cái nghèo với suy nghĩ “Đất sỏi làm gì có chạch”. Có một phụ nữ không chấp nhận tư duy an phận ấy. Chị là Phùng Thị Tâm.
 
Chị Tâm kiểm tra ruộng mía của gia đình.
Chị Tâm kiểm tra ruộng mía của gia đình.

Gia đình chị có 2ha đất nhưng do thiếu nước sản xuất nên bao năm vất vả cũng chỉ đủ ăn chứ chẳng dư dả được gì. Chị bàn với chồng dành ra 1,6ha đất nương ngô để trồng mía, bán nguyên liệu cho Công ty Mía đường Phục Hoà. Bàn việc đến khi thuận vợ, thuận chồng thì lại gặp khó khăn về vốn. Chị lại đốn đáo chạy ngược, chạy xuôi, hỏi chỗ vay vốn. Vốn hay lam hay làm, lại chân tình với mọi người nên chị được nhiều bạn bè, đơn vị hỗ trợ. 

Có vốn, chị bắt tay thực hiện mơ ước làm giàu. Với vườn mía, chị chọn giống tốt, trồng đúng quy cách, bón đủ phân, chăm sóc theo chu kỳ. 4.000m2 còn lại, chị trồng giống lúa mới đảm bảo lương thực cho gia đình. Ngay vụ thu hoạch đầu tiên, vườn mía đã cho lợi nhuận gấp 2 lần trồng ngô, năm tiếp theo lợi nhuận gấp 3 lần. “Vườn mía của tôi cho thu hơn 150 triệu đồng/năm mà đầu tư thì thấp hơn những cây trồng khác”- chị Tâm bảo. 

Từ khi trồng mía, chị học thêm nghề làm đường phên và làm dịch vụ nông nghiệp. Sau 4 năm chuyển hướng sản xuất, kinh tế gia đình chị đã khởi sắc. Chị lại bàn với chồng tìm vốn mua xe ô tô làm dịch vụ vận tải gắn với cung ứng phân bón, giống, vật tư nông nghiệp. Chị cho biết: “Mỗi năm, dịch vụ vận tải, gia đình tôi thu từ 150-200 triệu đồng và các nguồn thu nông sản khác cũng có 30-40 triệu đồng/năm”.

Bà Phùng Thị Khâu, xóm Cốc Khau, bảo: “Xóm Cốc Khau này nhiều hộ nghèo, chị Tâm họp chúng tôi lại, bàn lập tổ vay vốn giúp nhau không lãi. Ai có bao nhiêu góp bấy nhiêu, ai chưa có thì góp quyết tâm, góp nguyện vọng, chị Tâm là người góp đầu tiên với số vốn cao nhất. Mấy năm qua, cả chục hộ khó khăn ở xóm này đã được nguồn vốn này hỗ trợ để mua giống mía, phân bón, mua gà đẻ trứng, lợn nái sinh sản… 

Gia đình chị Phùng Thị Lan, xóm Cốc Khau thoát nghèo nhờ trồng mía theo cách hướng dẫn của chị Tâm, cho hay: “Vay vốn của nhóm chị Tâm mỗi năm chỉ mấy triệu đồng thôi nhưng không bị lãi, không bị thúc giục như vay tư nhân. Ai khó khăn đến hỏi vay vốn đều được chị Tâm tư vấn cách làm ăn, cách chi tiêu tiết kiệm. Thấy chị ấy chân tình, nhiều khi chúng tôi tâm sự cả chuyện gia đình, chị ấy lại giúp chúng tôi kinh nghiệm kế hoạch hoá gia đình, phòng chống bạo lực gia đình… ” 
Minh Ngọc
Nguồn: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 323


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 992716

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71220031