05:34 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chiến trường xưa - huyện nông thôn mới

Thứ bảy - 25/04/2015 22:36
(HNM) - Xuân Lộc - Long Khánh năm xưa là chiến trường khốc liệt, nay đã trở thành huyện đầu tiên của cả nước được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Góp phần không nhỏ trong cuộc kiến tạo sau chiến tranh là những người lính năm xưa từng chiến đấu tại chính mảnh đất này.

Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế 

Hai bên đường về Xuân Lộc - Long Khánh ngút ngàn những rừng cây công nghiệp. Huyện NTM đầu tiên của cả nước hiện lên trước mắt chúng tôi một vẻ đẹp bình yên và hiện đại với những khối nhà khang trang, chạy dọc theo con đường trải nhựa rộng rãi. Thị xã Long Khánh, chiến trường ác liệt của 40 năm về trước, khi quân Giải phóng đập tan tuyến phòng thủ cuối cùng Xuân Lộc, mở toang "cánh cửa thép" tiến vào giải phóng Sài Gòn nay đã khác xưa rất nhiều. Nỗ lực không ngừng của những con người nơi đây đã biến vùng đất một thời đạn bom thành miền đất của những khát vọng đổi mới. 
 
Hội CCB Xuân Lộc xây dựng đường giao thông nông thôn.
Hội CCB Xuân Lộc xây dựng đường giao thông nông thôn.

Cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Đậu (61 tuổi, ngụ tại tổ 12, ấp Núi Tung, xã Suối Tre, thị xã Long Khánh), quê Bình Định đã tham gia chiến đấu trong những giai đoạn khốc liệt nhất từ chiến tranh chống Mỹ, đến bảo vệ biên giới phía Tây Nam, phía Bắc là một trong những người nuôi khát vọng ấy. Năm 1991, ông xuất ngũ về sống tại Long Khánh (huyện Xuân Lộc cũ) và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong tay có hơn 3ha đất tăng gia sản xuất nằm trên vùng có tình hình an ninh trật tự phức tạp, nhưng với bản lĩnh của người lính từng kinh qua chiến trận, ông Đậu kiên quyết bám trụ tại quê mới. Cần cù lao động, ông đã xây dựng cho mình một trang trại với đủ loại cây, con giống, mang lại thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Đậu còn kêu gọi các cựu chiến binh (CCB) tham gia xây dựng NTM, trong đó bản thân ông đóng góp 21 triệu đồng làm đường giao thông nông thôn và lưới điện. Ngoài ra, ông còn cho mượn 100 triệu đồng để bà con Núi Tung, xã Suối Tre làm con đường bê tông dài 300m.

Chúng tôi đi trên con đường mà 40 năm về trước là nơi diễn ra cuộc chiến đấu giằng co quyết liệt giữa ta và địch. Con đường rộng rãi với những làn xe tấp nập ngược xuôi. Đến thăm vườn điều hơn 2ha của cựu binh Lê Văn Vô (73 tuổi, ấp Tam Hiệp, xã Xuân Hiệp, Xuân Lộc), đất này từng là nơi xảy ra các trận đánh ác liệt nhưng nay dấu vết chiến tranh không còn. Người lính quê gốc Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) sức khỏe đã yếu vì những vết thương, nhưng hằng ngày vẫn lên chăm sóc vườn điều, vườn tiêu. Và không chỉ nghĩ cho riêng mình, hằng ngày ông vẫn nhiệt tình vận động bà con quanh ấp tham gia các chương trình phát triển NTM và luôn là tấm gương đi đầu trong các phong trào. Ông Vô cho biết, sau ngày giải phóng, toàn huyện hoang tàn xơ xác do đạn bom, nghèo đói bủa vây, nhưng hiện tại đường sá thênh thang, nhà nào cũng khang trang rộng rãi, những vườn rẫy ngút ngát màu xanh. Ông Vô nói: Tôi may mắn hơn nhiều đồng đội vì còn sống để chứng kiến sự thay đổi của vùng đất này!

Cũng bắt đầu từ kinh tế nông nghiệp, bà Đỗ Thị Thuận (63 tuổi) là một trong những CCB thành đạt nhất ở Xuân Lộc. Trong chiến tranh, bà là Đội trưởng Đội cối Xuân Lộc (đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT trong kháng chiến chống Mỹ). Sau ngày giải phóng, bà Thuận là thương binh hạng 4/4, mất 35% sức lao động, chồng bà cũng là cán bộ về mất sức, hoàn cảnh kinh tế gia đình hết sức khó khăn. Bắt đầu từ con số không, xoay xở vay vốn ngân hàng, gia đình bà bắt tay trồng điều và tiêu, hiện kinh tế gia đình đã thay đổi rõ rệt, thu nhập bình quân hằng năm khoảng 70 triệu đồng. Với kiến thức của một luật gia, bà Thuận còn mở một văn phòng công chứng Thuận Tâm tại thị trấn Xuân Lộc để phục vụ bà con. Bà Thuận cho biết, CCB huyện Xuân Lộc có vai trò rất quan trọng, là đầu tàu gương mẫu trong các hoạt động tại địa phương.

Đi đầu trong xây dựng nông thôn mới

Chị Lê Thị Hiệp, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Xuân Lộc cho biết, chưa bao giờ huyện lại sôi nổi như những ngày này, vừa tiến hành kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng Xuân Lộc - Long Khánh lại chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp cơ sở trong bối cảnh huyện vừa được công nhận là huyện NTM đầu tiên của cả nước. Chị Hiệp hào hứng nói: Trong giai đoạn xây dựng NTM từ 2009 đến 2015, huyện đã làm được hơn 427km đường giao thông, 64km đường điện trung thế, hơn 88km đường điện hạ thế; tất cả các xã đã đạt 100% tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt hơn 37 triệu đồng/ người/năm; toàn huyện đã giảm được 6.706 lượt hộ nghèo… Chị Hiệp cho biết thêm, hiện tại Xuân Lộc đang thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2015 - 2020 với những tiêu chí cao hơn so với tiêu chí quốc gia, đồng thời nhấn mạnh: Công tác tuyên truyền vận động nhân dân là giải pháp hàng đầu, nhân dân cùng chung tay với Nhà nước trong phát triển nông thôn. Tham gia tích cực cho công tác tuyên truyền vận động chính là Hội CCB huyện Xuân Lộc, trong đó phần lớn là những người đã từng tham gia giải phóng Xuân Lộc - Long Khánh, sau đó ở lại xây dựng quê hương mới tại chính mảnh đất này.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Chủ tịch Hội CCB huyện Xuân Lộc nói rằng, trong quá trình vận động xây dựng NTM, Hội CCB huyện đã thực hiện tuyên truyền tại các buổi họp chi hội, phân hội, tổ nhân dân, lồng ghép vào các cuộc hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề khác do UBND xã và ban, ngành tổ chức. Ông Phạm Quang Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Xuân Lộc cho biết thêm, với số lượng khoảng 2.000 hội viên, trong đó 4/5 là những cựu binh đã từng chiến đấu tại chính chiến trường 40 năm trước đã đóng góp rất nhiều cho việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện. Hội viên tại các cấp hội là những người luôn đi đầu, làm gương cho con cháu noi theo. Từ những ngày đầu sau giải phóng hết sức khó khăn trong cuộc sống, trong sản xuất, đến nay số hội viên có thu nhập khá chiếm khoảng 20% với thu nhập bình quân khoảng 200 triệu đồng/năm, số hộ nghèo giảm đáng kể và hầu như không còn hộ đói. Hội đã thành lập "Câu lạc bộ CCB làm giàu" giúp đỡ các hội viên còn khó khăn bằng cách chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận thị trường. Không ít hội viên đã chủ động hiến đất đai, tiền bạc để làm đường giao thông nông thôn.

Có mặt tại Xuân Lộc - Long Khánh trong những ngày tháng tư lịch sử này, được nghe kể lại những câu chuyện chiến đấu năm xưa, chúng tôi phần nào hình dung ra được khí thế thần tốc của những đoàn quân giải phóng tiến về Sài Gòn. Chúng tôi cũng cảm nhận được sự mất mát hy sinh của những người lính vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Dấu vết chiến tranh không còn và Xuân Lộc - Long Khánh hôm nay cũng đang thần tốc trên mặt trận phát triển kinh tế - xã hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo: hanoimoi.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 223


Hôm nayHôm nay : 47606

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 420433

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73467404