Hội thảo do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) phối hợp với Viện Nghiên cứu Đông Á Nhật Bản, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) diễn ra từ 6 - 7.9, tại Hà Nội. Chủ trì hội thảo có Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng, cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật Việt, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Đông Á Nhật Bản Tsutomu Takebe.
Kinh nghiệm từ… “Nền công nghiệp số 6”.
Tại buổi thứ 2 của hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ông Trần Trí Viễn – Chủ tịch Hội ND Kiên Giang đặt câu hỏi: “Để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, yếu tố con người rất quan trọng. Nhật Bản có những chính sách gì để khuyến khích người lao động trẻ và doanh nghiệp về nông thôn?”.
Lãnh đạo Hội NDVN và đại diện các cơ quan, tổ chức Nhật Bản trao đổi bên lề hội thảo. ảnh: Thu Hà
Ông Hiroshi Matsuura ở Đại sứ quán Nhật Bản cho biết: Là đất nước với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, Nhật Bản vẫn đang khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình khép kín với tên gọi “Nền công nghiệp số 6”. Đây là mô hình tổng hợp từ các ngành sản xuất nông nghiệp gồm gia công, chế biến và dịch vụ, thương mại.
Một trong những nội dung chính được các đại biểu sôi nổi thảo luận đó là nâng cao giá trị cho nông sản Việt. Bà Trần Thị Hạnh – Giám đốc Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam bày tỏ: “Tại sao, 1 quả xoài của Nhật Bản hiện nay có giá tương ứng với 800.000 đồng trong khi đó nhiều nông sản Việt rơi vào tình cảnh dội chợ, đầu ra bấp bênh. Ngoài xoài, Nhật còn các sản phẩm riêng biệt như dưa lưới, chuối… cũng có giá trị kinh tế rất cao. Vậy Nhật Bản có chính sách gì để hỗ trợ người nông dân sản xuất ra những sản phẩm riêng biệt?
Ông Takashi Onishi – đại diện Hội đồng xúc tiến Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản cho biết: Tại Nhật Bản thúc đẩy sản xuất những loại cây trồng, hoa quả cao cấp dựa trên nhu cầu, cơ chế thị trường. Nhà nước không có nhiều hỗ trợ, chủ yếu do người nông dân họ nhận thức được rằng phải sản xuất ra nông sản chất lượng cao, không phải đại trà. Bên cạnh đó, Nhật Bản có những hỗ trợ về cơ sở, hạ tầng. Các viện nghiên cứu thường xuyên chuyển giao, ứng dụng giống mới chất lượng cao, đảm bảo chất lượng ngay từ khâu đầu vào cho nông dân.
3 nhiệm vụ trọng tâm của Hội NDVN
Phát biểu bế mạc hội thảo Chủ tịch Xuân Sùng đánh giá những ý kiến, trao đổi, thảo luận đóng góp có giá trị cho
Hội thảo là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ Hội NDVN sẽ được tổ chức thực hiện trọng thời gian tới”. Chủ tịch Thào Xuân Sùng |
hội thảo của đại diện các cơ quan, tổ chức Nhật Bản. Chủ tịch cũng đề nghị lãnh đạo các ban, đơn vị và Hội ND các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện tốt 3 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:
“Một là, các đồng chí tổng hợp, hệ thống lại những kiến thức, thông tin tại hội thảo để báo cáo với các tỉnh, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; bổ sung hoàn chỉnh Nghị quyết Đại hội Hội ND các tỉnh, thành và xây dựng báo cáo chính trị cùng Đại hội đại biểu Hội NDVN lần thứ VII theo hướng rõ mục tiêu và giải pháp.
Hai là, xây dựng phương hướng chiến lược nghiên cứu, tham mưu, tổ chức thực hiện trong thời gian tới đối với Hội NDVN là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn và trí thức hóa nông dân” bằng phát huy đầy đủ vai trò chủ thể của giai cấp nông dân, vai trò trung tâm và nòng cốt của Hội NDVN vì mục tiêu vùng nông thôn và vùng đô thị đều cùng phát triển.
Ba là, tập trung nghiên cứu, cụ thể hóa tư tưởng chiến lược phát triển nông nghiệp nông dân trên bằng 7 nhiệm vụ trọng tâm của Hội NDVN, nhất là xây dựng chính sách tháo gỡ điểm nghẽn và thu hút lao động trí thức ở lại định canh, định cư bền vững ở nông thôn” – Chủ tịch Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.
Theo: Thu Hà/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn