04:06 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chương trình xây dựng nông thôn mới: Hà Nội “cán mốc” nhiều mục tiêu

Thứ hai - 09/02/2015 21:47
Ngày 7.2, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” trong giai đoạn 2011-2015. Chương trình đã đạt được nhiều thành tựu, mang lại bộ mặt mới cho nông thôn thủ đô.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị đánh giá cao hiệu quả từ Chương trình 02-CTr/TU.

Tăng trên mọi tiêu chí

Sau 4 năm thực hiện (2011- 2014) chương trình, đã có nhiều kết quả khả quan trong các lĩnh vực dồn điền đổi thửa, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống nông dân, huy động và sử dụng vốn, cải cách hành chính trong xây dựng NTM.

Phát biểu tại lễ tổng kết, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị nhấn mạnh: Sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội có một vùng nông thôn rộng lớn với 401 xã. Dù Hà Nội có phát triển như thế nào thì nông thôn vẫn là một điểm tựa lớn đối với phát triển kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng.

Sau 4 năm thực hiện, toàn thành phố Hà Nội đến nay đã có 109/386 xã đạt chuẩn NTM (đạt 28,23%). Cùng với đó, 156/386 xã đạt từ 14-18 tiêu chí, 115/386 xã đạt từ 10-13 tiêu chí, 6/386 xã đạt từ 5-9 tiêu chí.

Như vậy, chương trình đã đưa bình quân mỗi xã đạt từ 2 tiêu chí/xã hồi năm 2010 lên 15,36 tiêu chí/xã vào năm 2014, tăng 13,36 tiêu chí/xã.

Bên cạnh đó, chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy cũng giúp cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn không ngừng được nâng cấp và cải thiện. Tỉ lệ xã có đường ôtô đến trụ sở xã được cứng hóa đạt 100%, đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa đạt 95%, hệ thống thoát nước thải chung đáp ứng yêu cầu đạt 67%, có tổ chức thu gom rác thải đạt 98%, tỉ lệ thôn có điện đạt 100%, tỉ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh là 94,19%, trong đó có 36,68% số dân được sử dụng nước sạch. Tỉ lệ số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh là 78,29%. Tỉ lệ người người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 69%. Y tế xã đạt chuẩn mới quốc gia đạt 85%. Tỉ lệ thôn, làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa là 54,5%. 100% thôn làng đã có nhà văn hóa với các trang thiết bị thiết yếu phục vụ tốt các hoạt động văn hóa, thể thao. 100% số cơ sở đạt tiêu chí giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Hệ thống giáo dục, tuyên truyền, đê điều, kênh mương thủy lợi cũng được củng cố và nâng cấp đảm bảo chất lượng.

Đầu tư cho nguồn nhân lực

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, mặc dù chương trình vẫn còn một số mặt hạn chế, nhưng nhìn chung, bộ mặt nông thôn đang được thay đổi từng ngày. Để đạt được những thành quả đó thì nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng, cần có những cán bộ có tâm huyết và kiên trì theo đuổi những mục tiêu đề ra.

Còn theo ông Ngọ Duy Hiểu - Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ, chương trình xây dựng nông thôn mới là cơ hội để các cán bộ nâng cao trình độ, cũng như giúp cấp lãnh đạo sát hạch cán bộ, lựa chọn những người có phương pháp, kỹ năng và tâm huyết phục vụ nhân dân.

Bên cạnh đó, việc chuyển giao kiến thức, đào tạo nghề, kỹ năng chuyên môn cho người lao động nông thôn để tạo ra năng lực làm việc có năng suất lao động cao là một yêu cầu cấp thiết. Hà Nội cần phải chủ động đầu tư vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực bằng các hoạt động dạy nghề cơ bản để tạo ra người lao động có trình độ chuyên môn về lý thuyết và có tay nghề thực tiễn, đủ khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của đổi mới.

Với xuất phát điểm “gần như là huyện nghèo nhất Hà Nội”, còn tồn tại những bất đồng giữa người dân với cán bộ xã, Phúc Thọ đã vươn lên đạt được nhiều kết quả tích cực theo Chương trình 02-CTr/TU, sau khi Huyện ủy rút kinh nghiệm, lựa chọn những cán bộ có năng lực để vận động, thuyết phục nhân dân cùng nhìn về mục tiêu chung.

Theo: laodong.com.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 155


Hôm nayHôm nay : 22155

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 94284

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73141255