00:16 EDT Thứ sáu, 17/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Thứ sáu - 06/03/2020 03:43
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hộ nghèo, lao động nông thôn (LĐNT) luôn được ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình thực hiện đồng bộ và hiệu quả.
tr14d.jpg
Lớp học nghề làm nấm rơm tại huyện Mai Châu (Hòa Bình).

Hàng năm có hàng ngàn lao động được đào tạo nghề; số lao động được đào tạo có việc làm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có nhiều hộ thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.

Góp phần xóa đói giảm nghèo

Giai đoạn 2010 - 2019, Hòa Bình đã giải quyết việc làm cho trên 177.000 lao động, bình quân 16.000 lao động/năm, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 4.000 người, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 3%. Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã giải ngân trên 246 tỷ đồng cho các dự án sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho trên 11.000 lao động. Các cơ sở dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 53.000 lượt người. Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh đã tổ chức 60 phiên giao dịch việc làm với trên 1.800 lượt doanh nghiệp tham gia. Qua đánh giá, tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 191/191 xã đạt tiêu chí số 12 về lao động có việc làm trong Chương trình XDNTM.

Ông Nguyễn Văn Thìn, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Lương Sơn, cho hay, năm 2019, huyện giải quyết việc làm cho 2.700 lao động, đạt 108% kế hoạch, tuyển sinh và đào tạo dạy nghề cho 2.200 người, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63%. Chương trình XKLĐ được quan tâm, năm 2019 đã giới thiệu được 65/40 đi lao động xuất khẩu, đạt 162% kế hoạch.

Hay như ở huyện Mai Châu, trong năm 2019, phối hợp với Trung tâm GDNN – GDTX tổ chức khai giảng 10 lớp nghề cho LĐNT với tổng số 325 học viên.

“Nhờ học nghề, học viên đã có những thay đổi trong cách thức trồng trọt và chăn nuôi, bà con đã biết bố trí cơ cấu cây, con giống phù hợp. Qua đào tạo nghề, bà con nông dân đã biết áp dụng để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng - vật nuôi, đời sống được cải thiện, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Tuy nhiên, trong công tác đào tạo nghề vẫn còn nhiều trăn trở, dù nội dung đào tạo phù hợp với thực tiễn nhưng không phải nông dân nào cũng áp dụng vào sản xuất. Trình độ nhận thức của nông dân còn chưa cao, ngại tiếp thu cái mới, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng -vật nuôi trong nông nghiệp, nông thôn còn chậm”, ông Phạm Trung Hiếu, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Mai Châu chia sẻ.

Đào tạo cái nông dân cần

Trao đổi về công tác dạy nghề cho LĐNT, bà Nguyễn Thị Là, Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX Mai Châu, cho biết: Để thu hút đối tượng học nghề và công tác dạy nghề đạt kết quả, đơn vị đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã tuyên truyền nâng cao nhận thức học nghề cho LĐNT. Học nghề để đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, nội dung chương trình học nghề được biên soạn theo hướng kiến thức nông dân thực sự cần, giáo viên đưa ra phương pháp giảng dạy ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, học kết hợp với thực hành ngay tại địa phương.

Để phát huy hiệu quả đầu tư cho công tác dạy nghề ở Hòa Bình, vấn đề quan trọng chính là định hướng và gắn việc đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, cũng như thực hiện tốt công tác giới thiệu, giải quyết việc làm. Thời gian tới, Hòa Bình sẽ chú trọng công tác đào tạo nghề cho LĐNT, hướng tới đáp ứng nhu cầu lao động cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tập trung đào tạo cho lao động kỹ thuật sản xuất rau an toàn, trồng cây ăn quả có múi, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá lồng...

Năm 2019 và những năm trước, lĩnh vực lao động, việc làm và đào tạo nghề ở tỉnh Hòa Bình  nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các mục tiêu, chỉ tiêu được thực hiện cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: mạng lưới cơ sở dạy nghề tuy được phát triển mở rộng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo các cấp trình độ. Công tác tuyển sinh học nghề gặp nhiều khó khăn, các cơ sở đào tạo chưa tạo lập được mối quan hệ ba bên giữa nhà trường, doanh nghiệp và người lao động. Việc phân bổ kinh phí dạy nghề cho LĐNT còn chậm, ảnh hưởng đến kế hoạch, tiến độ đào tạo của các cơ sở dạy nghề...

 Theo Đức Sơn/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 158

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 154


Hôm nayHôm nay : 22546

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 871994

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61193951