19:42 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đầu tư vốn phát triển NNCNC: Nông dân vươn thành tỷ phú

Chủ nhật - 26/01/2020 23:28
KTNT Nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao không chỉ đem lại những sản phẩm tốt cho sức khỏe con người, thân thiện với môi trường mà còn đem lại thu nhập tốt cho người nông dân.
Vườn cây cảnh của chị Thoa mỗi năm đem lại cho gia đình lãi ròng trên 3 tỷ đồng.

Vườn cây cảnh của chị Thoa mỗi năm đem lại cho gia đình lãi ròng trên 3 tỷ đồng.

Và Agribank là ngân hàng đi đầu trong hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao...

Vốn vay giúp nông dân thành tỷ phú

Việc đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi người nông dân không ngừng học hỏi những kiến thức quan trọng trong việc chăm sóc cây trồng, đồng thời phải có đủ vốn để đầu tư công nghệ, cây giống…

Chị Thoa (hẻm Nguyễn Đình Quân, Phường 5, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng), chủ của 1,4 mẫu hoa cây cảnh các loại trồng theo công nghệ của Isarel, cho hay: Khi sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, điều tôi lo lắng nhất là kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc cây và đầu ra cho sản phẩm. Đặc biệt là vốn phải lớn để đầu tư đủ cho vườn cây.

Áp dụng công nghệ của isarel trong sản xuất nông nghiệp đã trở nên phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, bởi nó mang lại những hiệu quả sản xuất rõ rệt. Người nông dân chỉ cần mở chế độ tưới nước tự động là khoảng 10 phút sau toàn bộ cây trồng đã được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng. Bà con không phải mất quá nhiều công sức để tưới cho từng gốc cây như trước và cây trồng cũng giảm thiểu sâu bệnh.

Chị Thoa tâm sự, để đầu tư cho vườn hoa được như hôm nay thì vốn là vô cùng quan trọng. Được vay vốn Agribank với lãi suất thấp đã giúp cho khách hàng thuận lợi trong sản xuất kinh doanh. Từ lúc vay ngân hàng vài chục triệu đến nay khi đầu tư công nghệ của Isarel, tôi vay Agribank 2,7 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho lĩnh vực nông nghiệp. Giờ đây, sau khi trừ chi phí, tôi thu lãi 3 tỷ đồng/năm.

Cũng đi lên từ nguồn vốn vay Agribank, ông Cao Xuân Sơn (thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đang theo mô hình trồng lan xuất khẩu sang Nhật. Trước đây, ông trồng cà phê nhưng thời gian gần đây, giá cà phê không được ổn định và có xu hướng đi xuống, ông mạnh dạn chuyển sang trồng hoa lan vũ nữ xuất khẩu.

Ông Sơn tâm sự, nếu người nông dân không kết hợp với doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật và tìm đầu ra cho sản phẩm. Nắm vững kỹ thuật là khâu rất quan trọng vì giống lan nhạy cảm với thời tiết, dễ bị bệnh. Ngoài vấn đề kỹ thuật, đất đai, con người thì đầu tư trên một đơn vị diện tích đòi hỏi nhiều vốn. Vốn để trang bị máy móc, phương tiện kỹ thuật...

Do Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT có chính sách phù hợp với nhà nông, có nhiều ưu đãi nên chúng tôi chủ yếu giao dịch với Agribank. Năm ngoái chúng tôi được hưởng lãi suất 6%/năm, thấp nhất so với các ngân hàng khác.

Hiện nay, ông Sơn có khoảng 1ha trồng hoa lan, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 10 lao động, họ được đào tạo thành người lao động chuyên nghiệp, làm tốt công việc chăm sóc và thu hoạch cây.

tr17a.jpg
Ông Sơn hàng ngày kiểm tra từng gốc lan trong vườn.

Ông Sơn hay chị Thoa ở Lâm Đồng đều là những khách hàng thân thiết gắn bó với Agribank, đi lên từ nguồn vốn Agribank. Agribank đã hỗ trợ tích cực cho người nông dân trên con đường sản xuất nông nghiệp, vươn lên thành những nông dân tỷ phú thời hiện đại.

Agribank Lâm Đồng, trợ lực cho nền nông nghiệp

Lâm Đồng là một trong những địa phương sớm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao trong cả nước. Tỉnh ủy Lâm Đồng có định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao vào năm 2003 và bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2004.

Nông nghiệp công nghệ cao là chương trình kinh tế trọng tâm tạo ra bước đột phá mới trong phát triển cây trồng, vật nuôi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức thu nhập cho người dân. Agribank là ngân hàng chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trên cả nước nói chung và Lâm Đồng nói riêng.

Ngay từ đầu năm 2004, Agribank Lâm Đồng đã đề ra kế hoạch đầu tư vốn tín dụng cho chương trình nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Tính đến nay, Chi nhánh đã giải ngân với doanh số lên đến trên 10.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này. Đến ngày 31/10/2019, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Chi nhánh Lâm Đồng (gồm Lâm Đồng và Lâm Đồng II) đạt khoảng  2.653 tỷ đồng với hơn 6.500 khách hàng còn dư nợ, trong đó có 88 doanh nghiệp.

Đáng chú ý là, dư nợ cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 813/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất so với lãi suất cho vay thông thường 0,5 - 1,5% là  trên 300 tỷ đồng. Thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục tập trung triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực này.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Agribank Lâm Đồng là một trong những chi nhánh ngân hàng thương mại vững mạnh, nắm giữ hơn 18,2% thị phần huy động vốn và 15% thị phần đầu tư tín dụng trong tổng số 52 chi nhánh ngân hàng và tổ chức tín dụng trong toàn tỉnh, nhiều năm liền dẫn đầu khối thi đua ngành Ngân hàng tỉnh Lâm Đồng, được Nhà nước, Chính phủ và các cấp, các ngành ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý.

Agribank Lâm Đồng có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp, xuống tận huyện, xã, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận dễ dàng, đảm bảo an toàn nguồn vốn vay và các dịch vụ ngân hàng. Đội ngũ cán bộ, nhân viên đông đảo, đặc biệt là cán bộ tín dụng bố trí đến tận địa bàn thôn, xã, nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Cán bộ tín dụng gắn bó và am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán sản xuất, truyền thống văn hóa của người dân địa phương, tư vấn cho khách hàng đầu tư vốn vào những lĩnh vực có hiệu quả. Các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng được đầu tư chủ yếu là trồng rau, hoa, tái canh cà phê, phát triển chăn nuôi bò sữa… Những sản phẩm trên đã đem lại sự thay đổi tích cực và cơ bản trong cuộc sống của người dân.

Trên quy mô cả nước, bắt đầu từ tháng 11/2016, Agribank triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất “Nông nghiệp sạch”. Kết quả, dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch năm 2017 đạt 5.705 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 11.565 tỷ đồng với 3.877 khách hàng tại 24 chi nhánh. Đến 30/6/2018, dư nợ đạt 5.180 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 16.505 tỷ đồng tại 30 chi nhánh trên toàn quốc. Đến cuối tháng 9/2019, dư nợ lĩnh vực này tiếp tục ổn định và đạt 5.221 tỷ đồng, doanh số cho vay chương trình này đạt trên 20.000 tỷ đồng.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 356


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 996123

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71223438