02:25 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Thứ năm - 15/03/2018 05:52
Nhiều chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp đưa ra nhận định, để tăng sức cạnh tranh cho nền nông nghiệp nước nhà, tránh thất thoát, lãng phí sau thu hoạch, cần nâng cao trình độ, chuyên môn hóa cho lực lượng lao động nông nghiệp, tăng quy mô sản xuất, phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ...
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ông John Mandyck, Phó chủ tịch về Phát triển bền vững của UTC cho biết, nền sản xuất đã tạo ra đủ thực phẩm nuôi sống 10 tỷ người (toàn bộ dân số thế giới hiện tại) và tới năm 2050. Nhưng theo Tổ chức Nông lương Thế giới, nhân loại vẫn chứng kiến 25.000 người chết đói và 1/3 lượng thực phẩm làm ra bị lãng phí, thất thoát hàng năm.

Hay nói cách khác, 25% lượng thực phẩm hiện đang bị lãng phí, thất thoát có thể nuôi sống 870 triệu người đang đói trên thế giới. Ngày nay, trên toàn thế giới, chỉ có 10% lượng thực phẩm nông sản tươi sống được bảo quản, tránh thất thoát đúng cách.

Chính vì thế, cần phải cắt giảm lãng phí thực phẩm và cải thiện việc phân phối thực phẩm hiệu quả hơn thông qua ứng dụng công nghệ bảo quản lạnh theo chuỗi. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng thành công và hiệu quả nhất, cần phải hiểu nhu cầu thực tế tại từng quốc gia.

Theo một báo cáo của Tổng cục Môi trường Việt Nam, nguồn thực phẩm tại Việt Nam thất thoát khoảng 5,75 triệu tấn mỗi năm. Điều này cho thấy điểm yếu trong khâu bảo quản sau thu hoạch, trong đó có thị trường logistic cung ứng lạnh tại Việt Nam hiện còn khá phân mảnh, chủ yếu là các nhà cung cấp dịch vụ nhỏ lẻ, phục vụ rời rạc cho một số điểm hay khu vực, hoàn toàn chưa thể cung cấp trọn gói cho toàn chuỗi thực phẩm.

Bàn về vấn đề này, ông Julien Brun, Tổng Giám đốc CEL Consulting cho rằng, Việt Nam được biết đến như một quốc gia có nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu như lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, tôm, cá... Song, nếu xét trên bình diện rộng, nền sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn mang dáng dấp tiểu nông, manh mún, chuỗi liên kết lỏng lẻo, nguồn lực yếu, thiếu tập trung.

Nếu đem so sánh quy mô sản xuất, trang trại của một nông dân tại Việt Nam chỉ bằng 1/400 nông trại ở Mỹ. Câu hỏi được đặt ra, tại sao người nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó sản xuất ra nhiều lương thực, thực phẩm tươi ngon với số lượng lớn nhưng lại có đến 26% lượng rau quả, 14% thịt các loại gia súc gia cầm bị thất thoát, lãng phí (con số này trong khu vực chỉ là 15% và 5%). Đây không chỉ là sự lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức, mà còn khiến cho đất đai, nguồn nước bị ô nhiễm, kiệt quệ.

“Hiện tượng đứt gãy, gián đoạn không chỉ xuất hiện ở công đoạn đầu của nền sản xuất mà còn trong ngành bán lẻ, thực phẩm, đặc biệt là trên kênh thương mại truyền thống (chiếm 86% giá trị đóng góp) tại Việt Nam. Mặc dù, trong vòng 10 năm qua, các nhà sản xuất trong nước đã chú ý hơn đến công nghệ bảo quản, tránh thất thoát sau thu hoạch, riêng các cơ sở hạ tầng trong cung ứng lạnh thường hoạt động với công suất đạt trên 90%, nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng đặt ra” – ông Julien Brun phân tích.

Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề ông Nguyễn Đức Lộc, Viện chính sách và chiến lược thuộc Bộ NN&PTNT Việt Nam nêu ra thực trạng, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đang có thứ hạng cao về kim ngạch xuất khẩu như gạo đứng thứ 3, cà phê thứ 2 và nhiều mặt hàng như hồ tiêu, hạt điều, tôm, cá tra luôn dẫn “top” đầu thế giới. Nhưng nếu xét về giá trị, những mặt hàng này lại không thu về lợi ích cao như hạt điều đứng thứ 6, hồ tiêu đứng thứ 8, thậm chí gạo và cà phê chỉ đứng thứ 10.

Ông Lộc chỉ ra những mặt tồn tại, thách thức đối với sự tăng trưởng bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam chính là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, năng lực cạnh tranh yếu, trong đó phải kể đến những “điểm nghẽn” như chi phí sản xuất cao, song hiệu quả, chất lượng sản phẩm thấp dẫn đến giá thành thấp.

Một phần nguyên nhân do thiếu công nghệ, thiếu sự đầu tư bài bản, chi phí giao dịch, vận chuyển, tổn thất sau thu hoạch cao. Chính vòng luẩn quẩn này khiến cho nền nông nghiệp nước nhà mãi vẫn ì ạch, chưa thể tạo động lực cho nền kinh tế đất nước.

Nhiều chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp đưa ra nhận định, để tăng sức cạnh tranh cho nền nông nghiệp nước nhà, tránh thất thoát, lãng phí sau thu hoạch, cần nâng cao trình độ, chuyên môn hóa cho lực lượng lao động nông nghiệp, tăng quy mô sản xuất, phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ.

Đặc biệt là xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp trên nguyên tắc lấy doanh nghiệp hạt nhân, liên kết với chủ thể kinh tế trong vùng sản xuất tập trung có quy mô phù hợp, liên kết chuỗi đầu vào với sản xuất, chế biến, phân phối. Ngoài ra, phải chú trọng ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo năng lực cạnh tranh theo yêu cầu thị trường ở tất cả các công đoạn từ khâu đầu đến khâu cuối.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 299

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 297


Hôm nayHôm nay : 25475

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 542977

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70770292