04:18 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Để xây dựng nông thôn mới thì phải khoan sức dân”

Thứ ba - 22/10/2013 09:24
Về cách tiếp cận phát triển nông thôn mới theo 19 tiêu chí, các tỉnh phản ánh nhà nước nên “khoan sức dân” vì “nguồn lực từ cộng đồng rất khó huy động khi nông thôn còn quá nghèo.”
EMAILPRINTCỠ CHỮ A A A
 
Phát triển chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học đảm bảo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Đó là nhận định của giáo sư-tiến sỹ Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng Đại Học An Giang và Đại Học Tân Tạo, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ Australia, tại Hội thảo quốc tế tiếp cận phát triển nông thôn mới cho Việt Nam. Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) và Hội khoa học phát triển Nông thôn Việt Nam (PHANO) chủ trì sáng nay (22/10), tại Hà Nội.

Xây nhà từ... nóc

Theo giáo sư-tiến sỹ Võ Tòng Xuân, nông thôn còn nghèo, không thể tiếp tục chính sách “nhà nước và nhân dân cùng làm” một cách bền vững; không thể phó mặc cho dân nông thôn tự bơi trong biển cả khó khăn khi mà giáo dục kém, nghèo, không có thị trường cho sản phẩm làm ra... 

Đồng tình với quan điểm đó, giáo sư-tiến sỹ Trần Duy Quý thuộc Hội khoa học phát triển Nông thôn Việt Nam (PHANO) cũng cho rằng hoạt động phát triển nông thôn hiện nay còn nhiều hạn chế như thiếu tính tổng hợp và phối hợp; trong khi đó, nền kinh tế nông thôn cần có cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt cần có thị trường nông thôn, cần phát triển vốn con người (giáo dục, sức khỏa) và việc làm.

Theo giáo sư Quý: Việc phát triển nông thôn lâu nay thường được tiến hành theo tiếp cận từ trên xuống, không có sự tham gia của quần chúng và của các tác nhân quan trọng nhất, không phát huy được tính năng động địa phương, mang nặng tâm lý trông chờ trợ giúp từ bên ngoài. 

["Tái cơ cấu nông nghiệp là phải dựa vào người dân”]

Mặt khác, phát triển nông thôn thường được tập trung vào việc nâng cao năng suất nông nghiệp như chiến lược cách mạng xanh, mang tính chất thuần túy kỹ thuật nhằm mục tiêu đẩy mạnh sản xuất mà không chú ý đến các mục tiêu về sinh kế của nông dân như việc làm, thu nhập, phúc lợi xã hội.

Ngoài ra, ở nông thôn hiện nay thiếu các thể chế của thị trường và xã hội dân sự nên việc phát triển nông thôn không bền vững, giáo sư Trần Duy Quý khẳng định.

Do đó để hoàn thiện quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới, Hội khoa học phát triển nông thôn Việt Nam đề xuất chính phủ và các ban ngành cần xây dựng chiến lược tổng hợp; đa dạng hóa sinh kế; dựa vào cộng đồng - do cộng đồng thực hiện và xây dựng tăng cường năng lực thể chế nông thôn.

Mô hình Saemaul Udong

Để giải quyết những hạn chế trên trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới, ông Nguyễn Minh Tiến, Cục Phó Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, quá trình nông thôn mới cần phải nâng vị thế vai trò chủ lực của người nông dân, cần thay tư duy cũ (kêu gọi “Nhà nước và nhân dân cùng làm”) bằng chính sách kích cầu nông thôn, tức là mạnh dạn đưa kinh phí về nông thôn xây dựng cấu trúc hạ tầng cần thiết cho vùng nguyên liệu được phát triển.

Theo đó, người dân nông thôn có công ăn việc làm, có thu nhập nhờ làm các công trình cơ sở hạ tầng như làm cầu, đường cho thôn xóm mình, hoặc xây bến cảng, trường học, bệnh xá, chợ, bưu điện nông thôn…


Thu hút nông dân tham gia vào các công trình xây dựng nông thôn mới. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)

Kiến nghị về vấn đề này, giáo sư Võ Tòng Xuân nhấn mạnh, nhà nước cần tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị (sự lồng ghép cao độ các thành phần tham dự) cho nông dân cùng doanh nghiệp đạt thu nhập cao bằng mô hình hợp tác xã, tập đoàn, trang trại và nhà nước cần có sự ưu đãi thuế trong 5 năm đầu cho những liên kết làm đúng.

Bên cạnh đó, nhà nước cần tiến hành đào tạo nông dân kiểu mới chứ không đào tạo tràn lan, đủ loại kiến thức cho nông dân như cách làm kém hiệu quả hiện nay.

Nông dân trong các hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất nguyên liệu có liên kết với doanh nghiệp đầu ra sẽ được đào tạo để điêu luyện kiến thức và kỹ năng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) đúng sản phẩm mà doanh nghiệp cần tiêu thụ.

Nông dân kiểu mới sẽ không tự do sản xuất theo ý hoặc kinh nghiệm của mình mà phải triệt để tuân theo tiêu chuẩn GAP.

[Không chạy theo thành tích khi xây dựng nông thôn mới]

Chia sẻ tại hội thảo về những bài học kinh nghiệm từ Phong trào Saemaul Udong trong những năm 1970 tại Hàn Quốc, giáo sư Kim Jung Ho-Đại học Kyengpook, Hàn Quốc cho biết, việc quy hoạch trên cơ sở khoa học và cơ hội thị trường nội địa và quốc tế nhằm tạo điều kiện cho nông dân làm nông nghiệp giỏi, sớm có thu nhập (GDP) cao kéo theo sức mua mạnh, để tự họ làm tăng ngân sách địa phương một cách bền vững để có tiền thực hiện các tiêu chí khác.

Mặt khác, cần phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể phải do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện theo tinh thần tích cực, tự lực và hợp tác./.

Theo điều tra mới đây của Viện chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), thu nhập bình quân 1 hộ nông dân với 4 nhân khẩu là 60.000 đồng/ngày (15.000 đồng/1 người/1 ngày), được coi là dưới mức nghèo khổ.

Có đến 47,4% số nông hộ không hài lòng với cuộc sống hiện tại, 20% số nông hộ phải giảm chi tiêu cho ăn uống, 50% số hộ phải vay nợ, trong đó chỉ có 13% số hộ vay ngân hàng, còn 87% số hộ vay nặng lãi của tư nhân; 


Mức tiết kiệm hằng năm chỉ đạt 5–8 triệu đồng/một hộ, tương đương với 10–15% thu nhập của hộ. Trong đó, 80% số tiền tiết kiệm này dùng để đề phòng rủi ro, chỉ có 20% số tiết kiệm dùng cho việc tái đầu tư vào sản xuất. 
 
Thanh Tâm (Vietnam+)
Nguồn vietnamplus.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 368

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 367


Hôm nayHôm nay : 57191

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1029359

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71256674