07:37 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ðường mở tới đâu làm giàu tới đó

Thứ ba - 04/02/2014 02:14
Khi tôi chọn đề tài viết về giao thông nông thôn Bảo Thắng, với công việc chính là đổ bê tông đường giao thông nông thôn, có anh bạn đồng nghiệp đã cười: “Sao ông lao vào đề tài cứng vậy. Bê tông mà...”
Thế nhưng, có biết bao điều để nói, để viết về đề tài này, bởi thực sự vị thế dẫn đầu toàn tỉnh trong làm đường giao thông nông thôn của Bảo Thắng, với nhiều câu chuyện, đã làm tôi say mê.
Góp sức mở đường
Ông Nguyễn Quang Úy, Trưởng phòng Kinh tế huyện cũng say sưa không kém, khi nói về phát triển giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới của Bảo Thắng. Ông Úy cho hay, khi khởi hành một chương trình, kế hoạch nào đó, Bảo Thắng thường xuất phát hơi chậm, thậm chí đôi khi còn bị nhắc nhở. Tuy nhiên, sự nhắc nhở đó luôn được hiểu là sự quan tâm sâu sắc, là sự hối thúc, động viên để địa phương tính toán gia tốc tăng dần, trên cơ sở chậm mà chắc, làm đến đâu chắc chắn đến đó. Đơn cử như Chương trình phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 này, năm đầu, năm thứ hai, Bảo Thắng có vẻ chậm hơn so với một số địa phương khác trong tỉnh, nhưng đến năm 2013, Bảo Thắng đã bứt phá ngoạn mục, trở thành địa phương dẫn đầu toàn tỉnh. Điều này đã được ông Nguyễn Mạnh Yên, Trưởng phòng Giao thông nông thôn (Sở Giao thông - Vận tải) minh chứng bằng cả quá trình theo dõi, quan sát và số liệu thống kê. Kế hoạch làm đường giao thông nông thôn năm 2013 toàn huyện có 61 tuyến đường, với tổng chiều dài 113,6 km. Nếu cộng tổng cả giai đoạn 3 năm (từ 2011 - 2013), Bảo Thắng sẽ hoàn thành chỉ tiêu đổ bê tông đường liên thôn của giai đoạn này, với tổng số 228 km. Năm 2014 và 2015, huyện phấn đấu đổ bê tông toàn bộ đường liên thôn, với tổng nhu cầu thực tế là 555,7 km. Đó mới chỉ là 1 loại đường liên thôn, trong khi đó đường giao thông nông thôn có những 4 loại đường: Trục liên xã, liên thôn, ngõ xóm, nội đồng. Tất cả đều phải đổ bê tông, để đi lại thuận tiện, để sạch bước trẻ con đi học; các phương tiện giao thương đến tận thôn, bản, ghé ngõ từng hộ gia đình; nông sản hàng hóa của bà con đi tiêu thụ dễ dàng hơn; làm cơ sở cho phát triển các lĩnh vực khác.
Thi công đường bê tông liên thôn ở xã Phong Niên.
Ở Làng Có, xã Phong Niên, thôn gồm 100% hộ người Mông, nơi khá xa xôi, lọt thỏm giữa núi đồi, đường bê tông cũng được đổ một cách có hệ thống. Ông Ngô Văn Phúc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phong Niên nói: Phương châm của chúng tôi là làm từ trong ra ngoài. Tức là làm đường liên thôn trước, đường tốt rồi mới rút dần trở ra. Nếu không, đường liên xã mới làm xong, lại phải chịu đựng ngay xe chở vật liệu vào làm đường liên thôn, thì hỏng mất. Ngoài phương châm này, địa phương rất sáng tạo khi đặt ra cách thức vận động nhân dân, với quan điểm mỗi thôn, bản có một đặc thù. Cán bộ tuyên vận đến tuyên truyền trong buổi họp dân, phổ biến chủ trương, chính sách, nói rõ cho bà con biết Nhà nước ủng hộ những gì, bà con cần đóng góp những gì. Sau đó để thôn, bản tự bàn, quyết đáp. Ban đầu, có nhiều thôn, bản còn e dè, còn ngại đóng góp vì sợ tốn kém quá, hao mòn tài lực của gia đình. Nhưng sau một vài thôn làm mẫu đi trước, nói theo bài bản thì tổ chức “làm điểm” để nêu gương, bà con mới thấy rằng thực ra phần đóng góp của bà con chỉ là bằng công sức. Vật liệu xi măng, cát sỏi thì Nhà nước đã cho chở đến tận chân công trình.
Thế là thôn nào chưa làm được hè nhau quyết tâm làm. Vì vậy, trong tổng số 39 km đường liên thôn toàn xã, đã có 26 km được đổ bê tông. Làng Có hôm chúng tôi đến đã đổ chặng cuối cùng hơn 1 km. Tuy đã góp tiền thuê thợ và máy trộn bê tông làm, nhưng người già, người trẻ vẫn nô nức kéo ra. Người chung tay xẻng, người chung tay cuốc san từng mẻ bê tông, người thì ngồi hút thuốc lào, nhả khói, cười nói rôm rả. Tất cả tạo thành một bức tranh đồng lòng, đồng sức, vui vẻ, rộn rã cả thôn quê vốn hẻo lánh. Ông Giàng A Vu, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn bộc bạch: “Trước đây, khi nói về làm đường nông thôn mới, nhiều nhà giãy nảy lên, bảo lấy đâu ra tiền, lấy đâu ra sức. Khi cán bộ và tôi nói cho biết là xi măng, cát, sỏi, là những thứ tốn tiền nhất Nhà nước đã hỗ trợ cả rồi, mà còn chở đến tận nơi; dân mình chỉ tham gia công sức để làm thôi. Đường thì mình đi, đổ bê tông chắc chắn thì đến mấy đời sau vẫn đi được. Tại sao mình lại không chịu làm. Nói thế rồi bà con hiểu ra, nhà nào cũng xung phong”. Ông Phúc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nói thêm: Dân Phong Niên đã có câu nói thành phong trào rồi, là “Đường mở tới đâu, làm giàu tới đó”.
Làm nhà, làm bếp xếp sau làm đường
Hành trình sang Phú Nhuận, một xã không chỉ là điển hình về phát triển giao thông nông thôn, mà còn là điển hình xây dựng nông thôn mới, chúng tôi gặp ông Trần Xuân Long, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Ông Long cho biết: “Người dân trong xã đồng thuận rất cao với chủ trương xây dựng nông thôn mới nói chung và làm đường giao thông nông thôn nói riêng. Ở đây, bà con đã có câu nói cửa miệng, lan truyền từ khi họp dân phổ biến việc làm đường, rằng: Làm nhà, làm bếp xếp sau làm đường. Mà dân đã tâm niệm thì khó đến mấy cũng làm được”. Để dẫn chứng, ông Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đưa chúng tôi đến nhà ông Khổng Minh Hạnh ở thôn Phú Hải 2. Ông Hạnh có dáng vẻ của một lão nông chi điền, chất phác, thẳng thắn. Chẳng phải chuẩn bị gì, ông nói luôn một mạch: “Được Nhà nước hỗ trợ vật liệu để làm đường cho mình đi, thì đó là một cơ hội lớn. Tôi cùng bà con trong thôn rất mừng, tích cực hưởng ứng. Cụ thể là cần mở rộng đường, lấn vào đất vườn nhà, tôi sẵn sàng hiến đất. Cần đóng góp tài lực, vật lực hay công sức, tôi và bà con đều sẵn sàng”. Ở bên hàng xóm, bà Vàng Thị Sủn cũng khẳng định chắc nịch: “Đường là cho dân đi, cho chính bà con mình đi. Nhà nước đã cho đầy đủ vật liệu rồi, tội gì mà không tham gia làm cho đường đẹp, đi lại dễ dàng. Tôi già rồi không làm được thì vận động con cháu tham gia, với lại đóng góp thêm tiền của để sớm hoàn thành tuyến đường. Các bác thấy, nhà đây, ngõ kia, nối liền với đường đẹp, không sướng hơn đường đất ngày xưa à”. Với tinh thần ấy, không chỉ thôn Phú Hải 2, mà toàn dân xã Phú Nhuận đều phấn khởi tham gia làm đường. Đường bê tông đã vươn dài, rộng các tuyến trong xã. Đường bê tông vào sâu đến tận thôn Phú Hải 4, giáp với cánh rừng Phìn Hồ. 
Trở lại Phố Lu, tôi được ông Úy cung cấp thêm nhiều số liệu về những tuyến đường bê tông nông thôn Bảo Thắng. Những tuyến đường liên xã, liên thôn ở xã Xuân Quang, Thái Niên, Xuân Giao... đều đang được “cứng hóa” bởi phương thức chỉ đạo mềm mại. Chợt nảy ra một tứ thơ trong đầu, có chủ định là “Những nẻo đường Xuân”. Quả thật, Xuân này ở Bảo Thắng sẽ vui hơn nhiều, khi những tuyến đường bê tông không chỉ nâng bước người đi, mà còn nâng bước cả quê hương vươn tới những thành tựu mới. Vậy là, bê tông cứng thật, nhưng cách làm ra hàng trăm km đường bê tông ấy lại không hề cứng, mà còn ẩn chứa biết bao thi vị và nhân văn.
Mã Anh Lâm
Nguồn: baolaocai.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 259


Hôm nayHôm nay : 45643

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 960202

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71187517