14:04 EDT Thứ ba, 18/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm tựa lòng dân nơi biên ải

Thứ bảy - 08/06/2013 04:15
Cốc Phương (xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) là bản giáp biên giới Việt – Trung, cách Quốc lộ 4E 15km. Sau sự kiện biên giới tháng 2 - 1979, Cốc Phương là “vùng trắng”, hoang vu. Vậy mà hôm nay, bản người Mông Cốc Phương 44 hộ thì đã có trên 30 hộ triệu phú, không có hộ nghèo. Chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, hình ảnh nông thôn mới đã hiện hữu như bình minh rọi đến mọi nhà.

 

Cán bộ Biên phòng trao đổi công việc với dân bản.

 

Những năm 90 của thế kỷ trước, “luồng gió đen” truyền đạo trái phép đã kéo theo biết bao hệ lụy đối với người dân Cốc Phương. Hệ quả là nhiều nơi người dân bán hết nhà cửa, ruộng vườn, lặn lội đi tìm miền đất hứa, gây nên cảnh xáo trộn, hoang tàn ở vùng quê mà họ bao đời gắn bó. Bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới Tổ quốc kết hợp với phát triển kinh tế sao đây khi vùng biên giới nơi đây với hành lang trung bình 3km không có dân? Cả vạn héc-ta núi rừng, nương ruộng lút trong cỏ rậm và hàng ngàn quả mìn còn ẩn trong lòng đất?

Trước tình hình này, nhiệm vụ bảo vệ biên giới được xác định: Thế trận lòng dân và ngoại giao nhân dân là cách hữu hiệu nhất để giữ vững chủ quyền quốc gia. Chủ trương đưa nhân dân ra vùng “đất trắng” để vừa sản xuất, vừa giữ gìn mảnh đất biên cương đã từng bước được thực hiện một cách quyết liệt. Có 24 hộ người Mông ở xã Dìn Chin, huyện Mường Khương đã cùng nhau rời nơi chôn rau cắt rốn đến dựng lại bản Cốc Phương để góp phần bảo vê chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Đồn BP Bản Lầu đã khẩn trương vào cuộc, xuống với dân “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”. Một mặt giúp bà con nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống, mặt khác làm chỗ dựa tinh thần để bà con vươn lên xây dựng làng bản ấm no, hạnh phúc.

Thời gian đầu về đây, dân bản gặp khó trăm bề. Làm nương rẫy không đủ ăn, cái đói cứ bám riết lấy từng gia đình. Người có sức lao động phải sang bên kia biên giới làm thuê kiếm ăn từng bữa. Nỗi trăn trở trong lòng các chiến sỹ Biên phòng là: Tại sao bên kia biên giới cũng là người dân tộc thiểu số, cũng đồi núi như bên mình, bên họ đồi dứa, đồi chuối, đồi cao su bạt ngàn; còn bên ta, dân làm không đủ ăn, đồi núi hoang vu lau lách. Sản xuất chính vẫn chỉ là cây ngô, cây lúa trồng theo phương thức “chọc lỗ bỏ hạt”? Thế là một “chủ trương” bất thành văn đặt ra được Đồn BP Bản Lầu và chính quyền địa phương quyết tâm thực hiện.

 Anh Thào Minh là người đầu tiên của bản mang cây dứa về trồng trên đất Cốc Phương. Vụ thứ nhất thất bại, vụ thứ hai anh đã bán cho thương lái Trung Quốc được 6.500 nhân dân tệ. Thấy có người làm được, thế là cả bản làm theo. Đúng thời điểm ấy, Nhà nước thực hiện các Chương trình 134, 135, 120 hỗ trợ vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Đó là “cú hích” cần thiết tháo gỡ, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất. Cốc Phương được Lữ đoàn 543 tập trung rà phá bom mìn, Nhà nước đã đầu tư mở con đường cấp phối dài gần 15km nối Cốc Phương với các xã bên ngoài.

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với Hội Nông dân chọn Cốc Phương xây dựng “Điểm sáng biên giới”. Trong đó, cán bộ Biên phòng chăm lo xây dựng cơ sở chính trị, cán bộ Hội Nông dân lo vốn, tập huấn kỹ thuật, tháo gỡ đầu vào đầu ra cho sản xuất. Kết quả thật không ngờ, sản xuất đã dần dần phát triển, đời sống nhân dân khá lên trông thấy. “Điểm sáng” đã tạo ra nhiều điển hình tiên tiến: Năm 2003, ông Thào Dìn là điển hình của phong trào “Thi đua sản xuất giỏi” của cả nước; năm 2012, gia đình ông được công nhận đạt ba kỷ lục của tỉnh Lào Cai: Hộ có thu nhập cao nhất (900 triệu đồng/năm), hộ có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (180 triệu đồng/người), hộ có giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác cao nhất (250 triệu đồng/ha).

Ngoài ông Thào Dìn, ông Thào Diu vừa là một điển hình trong phong trào “Thi đua sản xuất giỏi”, vừa là điển hình trong phong trào “Bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới”. Ông hào hứng kể với chúng tôi: Cốc Phương nay đã thành một vùng dứa trên 700ha, sản lượng gần 20 ngàn tấn; 250ha chuối, sản lượng trên 10 ngàn tấn; trên 100ha cây cao su 4 đến 5 tuổi. Có hộ còn sản xuất được cả giống chuối mô. Nhìn con đường rải nhựa vào bản rộng thênh thang như quốc lộ, ông vui mừng: “Cuối năm 2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lên thăm, thấy bà con Cốc Phương mang vác khổ quá, cho mở rộng và rải nhựa con đường, nay xe vào tận cuối bản. Giờ có lối mở thông thương với bên bạn. Dứa, chuối năm nào cũng được mùa nên bản có 45 hộ thì trên 30 hộ giàu, không có hộ nghèo, bản có 4 ô tô con, 3 ô tô tải, còn nhiều người muốn mua nữa đấy”.

 Những gì đang hiện hữu ở đây quả như một giấc mơ! Bốn mùa trái ngọt hương thơm làm tươi rói khuôn mặt những người dân một lòng theo Đảng, chung sức, đồng lòng bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương. Màu xanh áo lính Biên phòng hoà quyện với màu áo đồng bào địa phương trên các nương dứa, đồi chuối là điểm tựa vững chắc cho người dân chốn biên thùy này.

 

Nguyễn Văn Cư

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216


Hôm nayHôm nay : 52802

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1083685

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63165907