14:03 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Diện mạo nông thôn mới dần hiện hữu

Thứ tư - 19/11/2014 23:06
Năm 2014, xã Ðông Kinh được UBND huyện Ðông Hưng chọn là 1 trong 6 xã phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm 2015. Ðây vừa là thách thức, vừa là cơ hội, đồng thời cũng là quyết tâm của Ðảng bộ và nhân dân Ðông Kinh. Quyết tâm này được cấp ủy, chính quyền xã cụ thể hóa bằng những giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương
Đông Kinh
Năm 2014, xã Ðông Kinh được UBND huyện Ðông Hưng chọn là 1 trong 6 xã phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm 2015. Ðây vừa là thách thức, vừa là cơ hội, đồng thời cũng là quyết tâm của Ðảng bộ và nhân dân Ðông Kinh. Quyết tâm này được cấp ủy, chính quyền xã cụ thể hóa bằng những giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Nghề mây tre đan ở xã Ðông Kinh (Ðông Hưng) tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.
 
Theo ông Lại Cao Bội, Phó Chủ tịch UBND xã, để xây dựng NTM thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, yêu cầu đặt ra đối với Ðông Kinh là phải tập trung cao cho phát triển sản xuất theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Với phương châm đó, các nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, phát triển đa dạng các ngành nghề, đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm… đều được đưa vào các nghị quyết để tập trung lãnh đạo.
 
Trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi là một trong những thế mạnh của địa phương. Xác định được điều đó, trong những năm qua, Ðông Kinh chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Xã đã xây dựng vùng chăn nuôi tập trung diện tích 21ha, toàn xã có 59 trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp. Không chỉ chủ động nguồn giống, các hộ chăn nuôi trong xã còn chú trọng công tác phòng bệnh, thực hiện tiêm phòng vắc-xin đầy đủ. Tổng đàn lợn toàn xã hiện có 5.087 con, trâu bò 28 con, gia cầm 44.824 con; nhiều vật nuôi mới như thỏ, dê cũng được người dân mạnh dạn đưa vào nuôi. Năm 2013, giá trị sản xuất từ chăn nuôi của xã đạt 43 tỷ đồng, bằng 20% tổng giá trị sản xuất.
 
Cùng với sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như mây tre đan, móc hộp, may, mộc, làm lưỡi câu… phát triển nhanh. Nếu như năm 2000 xã mới có nghề chạm bạc ở thôn Kinh Nậu được công nhận làng nghề thì đến nay, 4/4 thôn trong xã đều có làng nghề, thu hút 2.461 lao động với thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/người/tháng. Ðôi tay nhanh thoăn thoắt bên chiếc hộp sợi sắp hoàn thành, bà Nguyễn Thị Kính, thôn Lãm Khê cho biết: Trước đây, để tăng thêm thu nhập, ngoài cấy ruộng, tôi thường đi làm thuê, ai thuê gì làm nấy. Tuy nhiên, do tuổi cao, công việc lại bấp bênh nên thu nhập thấp. Từ khi du nhập nghề móc hộp về địa phương, do không đòi hỏi tay nghề cao, không phải bỏ vốn lại có thể tranh thủ làm mọi lúc, mọi nơi, thu nhập tuy không cao nhưng ổn định, nghề này thu hút số lượng đông những người tuổi ngoài 50.
 
Dịch vụ, thương mại ở Ðông Kinh cũng có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng đa dạng, giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều lao động. Năm 2013, giá trị sản xuất từ thương mại, dịch vụ đạt 49,9 tỷ đồng, tăng 21,1% so với năm 2012. Năm 2014, Ðông Kinh dự kiến tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 40%; công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp đạt 39%; dịch vụ thương mại 21%. Ðời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng lên. Ðến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 2,56%, thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/năm. Diện mạo nông thôn từng bước khởi sắc, đến nay xã đã đạt 15/19 tiêu chí xây dựng NTM, 4 tiêu chí còn lại là giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa và môi trường. Với tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM khá lớn nhưng mọi việc đều thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ được phát huy nên Ðông Kinh không có thắc mắc, khiếu kiện. Ðây là điều kiện vô cùng quan trọng để địa phương tiếp tục hoàn thành các tiêu chí còn lại trong năm 2015.
 
Tuy vẫn còn những khó khăn, nhưng diện mạo NTM đang dần hiện hữu là thắng lợi bước đầu của Ðảng bộ và nhân dân Ðông Kinh. Từ thực tế xây dựng NTM ở Ðông Kinh cho thấy, mỗi địa phương có thể có những cách làm khác nhau, nhưng ở đâu cấp ủy, chính quyền biết chọn đúng những việc trọng tâm, những khâu đột phá để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời khơi dậy tinh thần và sức mạnh của nhân dân, của cả hệ thống chính trị  thì ở đó sẽ đi đến thắng lợi.Đông Kinh
Năm 2014, xã Ðông Kinh được UBND huyện Ðông Hưng chọn là 1 trong 6 xã phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm 2015. Ðây vừa là thách thức, vừa là cơ hội, đồng thời cũng là quyết tâm của Ðảng bộ và nhân dân Ðông Kinh. Quyết tâm này được cấp ủy, chính quyền xã cụ thể hóa bằng những giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Nghề mây tre đan ở xã Ðông Kinh (Ðông Hưng) tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.
 
Theo ông Lại Cao Bội, Phó Chủ tịch UBND xã, để xây dựng NTM thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, yêu cầu đặt ra đối với Ðông Kinh là phải tập trung cao cho phát triển sản xuất theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Với phương châm đó, các nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, phát triển đa dạng các ngành nghề, đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm… đều được đưa vào các nghị quyết để tập trung lãnh đạo.
 
Trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi là một trong những thế mạnh của địa phương. Xác định được điều đó, trong những năm qua, Ðông Kinh chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Xã đã xây dựng vùng chăn nuôi tập trung diện tích 21ha, toàn xã có 59 trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp. Không chỉ chủ động nguồn giống, các hộ chăn nuôi trong xã còn chú trọng công tác phòng bệnh, thực hiện tiêm phòng vắc-xin đầy đủ. Tổng đàn lợn toàn xã hiện có 5.087 con, trâu bò 28 con, gia cầm 44.824 con; nhiều vật nuôi mới như thỏ, dê cũng được người dân mạnh dạn đưa vào nuôi. Năm 2013, giá trị sản xuất từ chăn nuôi của xã đạt 43 tỷ đồng, bằng 20% tổng giá trị sản xuất.
 
Cùng với sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như mây tre đan, móc hộp, may, mộc, làm lưỡi câu… phát triển nhanh. Nếu như năm 2000 xã mới có nghề chạm bạc ở thôn Kinh Nậu được công nhận làng nghề thì đến nay, 4/4 thôn trong xã đều có làng nghề, thu hút 2.461 lao động với thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/người/tháng. Ðôi tay nhanh thoăn thoắt bên chiếc hộp sợi sắp hoàn thành, bà Nguyễn Thị Kính, thôn Lãm Khê cho biết: Trước đây, để tăng thêm thu nhập, ngoài cấy ruộng, tôi thường đi làm thuê, ai thuê gì làm nấy. Tuy nhiên, do tuổi cao, công việc lại bấp bênh nên thu nhập thấp. Từ khi du nhập nghề móc hộp về địa phương, do không đòi hỏi tay nghề cao, không phải bỏ vốn lại có thể tranh thủ làm mọi lúc, mọi nơi, thu nhập tuy không cao nhưng ổn định, nghề này thu hút số lượng đông những người tuổi ngoài 50.
 
Dịch vụ, thương mại ở Ðông Kinh cũng có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng đa dạng, giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều lao động. Năm 2013, giá trị sản xuất từ thương mại, dịch vụ đạt 49,9 tỷ đồng, tăng 21,1% so với năm 2012. Năm 2014, Ðông Kinh dự kiến tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 40%; công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp đạt 39%; dịch vụ thương mại 21%. Ðời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng lên. Ðến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 2,56%, thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/năm. Diện mạo nông thôn từng bước khởi sắc, đến nay xã đã đạt 15/19 tiêu chí xây dựng NTM, 4 tiêu chí còn lại là giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa và môi trường. Với tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM khá lớn nhưng mọi việc đều thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ được phát huy nên Ðông Kinh không có thắc mắc, khiếu kiện. Ðây là điều kiện vô cùng quan trọng để địa phương tiếp tục hoàn thành các tiêu chí còn lại trong năm 2015.
 
Tuy vẫn còn những khó khăn, nhưng diện mạo NTM đang dần hiện hữu là thắng lợi bước đầu của Ðảng bộ và nhân dân Ðông Kinh. Từ thực tế xây dựng NTM ở Ðông Kinh cho thấy, mỗi địa phương có thể có những cách làm khác nhau, nhưng ở đâu cấp ủy, chính quyền biết chọn đúng những việc trọng tâm, những khâu đột phá để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời khơi dậy tinh thần và sức mạnh của nhân dân, của cả hệ thống chính trị  thì ở đó sẽ đi đến thắng lợi.
Theo thaibinh.de
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 377536

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73424507