16:37 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đòn bẩy thương mại CPTPP

Thứ ba - 13/03/2018 22:53
NDĐT - Kế thừa những lợi ích lớn từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), CPTPP được nhận định sẽ mang lại những lợi ích không nhỏ để Việt Nam gia tăng kim ngạch thương mại. Tuy nhiên, thách thức cũng không ít.
Cơ hội sẽ đến với các DN xuất khẩu thủy sản khi CPTPP có hiệu lực.

Cơ hội sẽ đến với các DN xuất khẩu thủy sản khi CPTPP có hiệu lực.

Tác động khá đa dạng và toàn diện

Nhận định về những cơ hội lớn của Việt Nam khi tham gia CPTPP, ông Lê Quốc Phương – Nguyên Phó giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương) cho rằng: “Trước đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định TPP và đến nay, tôi cho rằng Việt Nam vẫn là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định CPTPP”.

Nguyên nhân, thứ nhất, Việt Nam là một nền kinh tế mở với quy mô xuất nhập khẩu rất cao. Việc ký kết CPTPP với các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand, Mexico… trong đó có những thị trường ta chưa có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) như Canada, Mexico, cùng với lộ trình giảm thuế xuất nhập khẩu nhanh và mạnh sẽ giúp nhiều ngành hàng thế mạnh nước ta được hưởng lợi như dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ… Đơn cử, với ngành dệt may, trước đây thuế xuất khẩu (XK) trung bình là 17%, nay sẽ nhanh chóng giảm xuống 0% – 5% trong khối các nước CPTPP, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và kim ngạch XK cho sản phẩm.

Thứ hai, CPTPP giúp tạo sức ép để các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh. Bởi lẽ hầu hết các thị trường trong khối CPTPP đều có yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu (NK) nên để được hưởng mức thuế ưu đãi, chất lượng của sản phẩm phải tăng lên.

Thứ ba, CPTPP sẽ giúp nước ta giảm áp lực NK từ một số thị trường truyền thống. Bởi hiệp định này quy định tỷ lệ nguyên liệu nội khối trong hàng NK rất cao nên buộc các quốc gia hoặc phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hoặc phải tăng cường NK từ các nước trong khối, từ đó đa dạng hóa thị trường NK, giảm áp lực phụ thuộc NK từ một vài thị trường. Ngoài ra, CPTPP cũng sẽ tác động giúp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.

Ngoài những lợi ích về thuế, bà Nguyễn Hoàng Thúy – Phó Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia cho rằng, cùng là đối tác trong CPTPP, Việt Nam không được hưởng những lợi ích trực tiếp về thuế quan trong quan hệ với Australia do hai nước đã có Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – New Zealand – Australia (AANZFTA), nhưng Hiệp định CPTPP sẽ đem lại nhiều lợi ích khác ngoài thuế. Cụ thể, Việt Nam và Australia đều nằm trong chuỗi giá trị của khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm 11 nước nên sẽ thúc đẩy các hoạt động đầu tư, sản xuất trong chuỗi giá trị này, từ đó thúc đẩy thương mại song phương.

Bên cạnh đó, các quy định về minh bạch hóa, thuận lợi hóa thương mại (như tự chứng nhận xuất xứ), hải quan cũng sẽ tạo thuận lợi, giúp thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Australia. Ngoài ra, các quy định chặt chẽ về quyền sở hữu trí tuệ (IPR), đầu tư cũng sẽ giúp thu hút, tăng đầu tư từ Australia vào Việt Nam, từ đó thúc đẩy quan hệ thương mại.

Chế biến thực phẩm được đánh giá là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi CPTPP có hiệu lực. Khẳng định thêm về điều này, ông Phạm Ngọc Thành – Giám đốc Công ty Thương mại Phúc Lâm (DN chuyên sản xuất kinh doanh nước mắm) cho hay, Hiệp định CPTPP sau khi được thông qua sẽ mở ra nhiều cơ hội cho cộng đồng DN. Cụ thể, với việc giảm thuế sang các quốc gia NK, DN sẽ có thêm cơ hội mới để mở rộng việc cung cấp các sản phẩm vào thị trường các quốc gia thành viên. Việc giảm thuế NK cho sản phẩm khi về Việt Nam cũng sẽ giúp DN có thêm đối tác mới, chủng loại hàng hóa mới để mở rộng quy mô hàng hóa, dịch vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Hiệp định sẽ tạo ra một sân chơi công bằng, minh bạch, cũng là cơ sở, nền tảng để cho các DN có định hướng phát triển bền vững và lâu dài và có cơ hội tốt để vượt lên.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam (VSA) chia sẻ thêm, tính về xuất khẩu, chắc chắn khi các mức thuế giảm hết về 0% hoặc ở mức thấp sẽ giúp ích lớn cho các DN. Chưa kể, DN Việt Nam có thế mạnh về chế biến thủy sản nên khi DN nhập nguyên liệu về, chế biến rồi xuất đi sẽ thu lại được lợi nhuận lớn hơn.

Nhận diện thách thức

Thuận lợi là có, nhưng thách thức cũng không ít. Bởi lẽ, giống như các FTA ta đã ký kết trước đây, việc giảm thuế sẽ được thực hiện cho cả nước ta và các đối tác. Điều này sẽ gây nên không ít áp lực cho hàng hóa Việt Nam trong việc cạnh tranh với các quốc gia khác ngay tại thị trường trong nước.

Đơn cử, với ngành thực phẩm, áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng khi CPTPP có hiệu lực bởi thuế NK thịt lợn, thịt bò, thịt gà, trứng… sẽ giảm xuống 0%. Trước đây, các vụ việc thịt gà, thịt bò giá siêu rẻ tràn vào Việt Nam đã gây không ít áp lực với nền sản xuất trong nước. Do đó, việc nhiều quốc gia được giảm thuế cũng sẽ gây nên không ít lo ngại cho ngành chăn nuôi.

Ông Trần Duy Khanh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam chia sẻ, sức ép với ngành chăn nuôi sẽ rất lớn, đặc biệt với các sản phẩm có nhu cầu cao như thịt, trứng, sữa… Nguyên nhân bởi nước ta chủ yếu chăn nuôi kiểu nông hộ, giá thành cao, mức độ an toàn thực phẩm thấp. Trong khi đó, nhiều quốc gia đối tác trong CPTPP có nền chăn nuôi phát triển, quy mô lớn, chất lượng sản phẩm cao, giá thành rẻ. Đây sẽ là sức ép cực kỳ lớn.

Trước áp lực cạnh tranh như vậy, theo các chuyên gia, song song với nỗ lực cải cách thể chế, điều quan trọng hàng đầu là các DN phải chủ động nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Ông Lê Quốc Phương khẳng định: “Phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Việc này phải đồng thời được thực hiện bởi cả các cơ quan quản lý nhà nước và DN, trong đó DN đóng vai trò chủ đạo”.

Ông Trần Duy Khanh bổ sung thêm, DN muốn tồn tại, phát triển và hội nhập phải thay đổi lại tư duy trong sản xuất và tổ chức sản xuất. Không thể sản xuất theo kinh nghiệm có sẵn được mà phải sản xuất theo những gì thị trường cần, theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, các DN cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tiếp đến, các DN phải khai thác các thế mạnh xuất khẩu thông qua sự am hiểu kỹ lưỡng về thị trường. “Thí dụ, với sản phẩm thịt gà, ở Mỹ và châu Âu thì lườn gà rất đắt (12-13 USD/kg) nhưng các sản phẩm đùi gà, cánh gà, cổ gà, chân gà thì gần như không sử dụng. Do vậy chúng ta cần thay đổi tư duy thương mại theo hướng XK thành phẩm chứ không xuất khẩu cả con”, ông Khanh khẳng định.

HÀ ANH
http://www.nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 284


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1074980

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71302295