04:05 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dược liệu Việt Nam: Làm gì để không vàng - thau lẫn lộn?

Thứ năm - 16/11/2017 23:03
NDĐT - Được coi là mảnh đất của dược liệu phong phú với hơn 5.000 loại thảo dược, nhưng hiện nay Việt Nam đang bị khai thác cạn kiệt nguồn gen dược liệu quý hiếm. Sự chung tay của dự án BioTrade hy vọng sẽ mang lại tương lai tươi sáng hơn cho ngành dược liệu Việt Nam với mục tiêu phát triển 50 chuỗi giá trị dược liệu sạch vào năm 2020.
Ông Đoàn Văn Hoa, chủ vườn quất sạch tại Vụ Bản, Nam Định.

Ông Đoàn Văn Hoa, chủ vườn quất sạch tại Vụ Bản, Nam Định.

Thuốc thảo dược hay thuốc hóa dược?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, hiện nay có nhiều bà mẹ thấy con ho đã cho uống kháng sinh là sai lầm, gây ra tình trạng kháng thuốc. BS Dũng cho biết, hiện nay, các chuyên gia đang ưu tiên kết hợp các sản phẩm từ thảo dược một cách hợp lý góp phần làm giảm thực trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam. Tuy nhiên, BS Dũng cho biết Bệnh viện cũng đã cấp cứu rất nhiều trường hợp bệnh nhi sử dụng sản phẩm dược liệu giả như ngộ độc cấp thuốc cam, gây ảnh hưởng tính mạng.

Hiện nay, thị trường thuốc đông dược đang "vàng thau" lẫn lộn. Việt Nam đang sử dụng 85% dược liệu nhập từ nước ngoài mà đa phần là từ Trung Quốc. Những doanh nghiệp bỏ tiền vào lĩnh vực này cũng không thể hoàn toàn yên tâm vào chất lượng của dược liệu nhập ngoại.

Quất sạch được trồng theo phương pháp riêng, được kiểm soát chặt chẽ về tiêu chuẩn bởi BioTrade.

Theo nghiên cứu của Viện Dược liệu, 80 - 90% thuốc bắc trên thị trường được nhập khẩu từ Trung Quốc không có nhãn mác. Khi kiểm tra chỉ riêng các cơ sở khám chữa bệnh đông y của nhà nước, có đến 60% thuốc không bảo đảm chất lượng, trong đó 20% bị trộn lẫn rác, dược liệu giả. Thậm chí, trong thuốc có cả cát và xi-măng.

Năm 2016, một vụ 10 tấn dược liệu có nguồn gốc nước ngoài không có nhãn mác đã được phòng số 6 Cục Cảnh sát Môi trường phối hợp với Công an quận Hoàng Mai thu giữ 160 bao tải với gần 60 loại dược liệu khác nhau không chứng minh được nguồn gốc, trong đó có cả dược liệu được làm giả. Kiểm tra cho thấy, số dược liệu trên còn tồn dư cả kali nitrat (diêm sinh).

Dược liệu bị làm giả gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nhưng nhận biết thế nào là dược liệu thật, dược liệu chất lượng không phải là điều người tiêu dùng nào cũng biết.

Do đó, để chuẩn hóa nguồn dược liệu tại Việt Nam, Viện Dược liệu cho biết, cần phải có những vùng sản xuất thảo dược sạch, đạt tiêu chuẩn quốc tế, thí dụ như GACP-WHO. Và một trong những vùng dược liệu sạch hay được nhắc tới gần đây là vùng quất xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Phấn đấu có 50 vùng dược liệu sạch vào năm 2020

Nằm biệt lập giữa con sông Đào, vùng quất dược liệu của vợ chồng ông Đoàn Văn Hoa được hỗ trợ bởi dự án BioTrade do Liên minh châu Âu tài trợ. Với phương thức canh tác, chăm bón, thu hoạch được giám sát chặt chẽ, quất trồng ra làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất siro ho, cảm cúm.

Được trồng theo phương pháp tự nhiên, ra quả quanh năm, cây quất ở vùng dược liệu này không đẹp về mẫu mã nhưng rất an toàn vì không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, không thuốc bảo vệ thực vật. Ông Đoàn Văn Hoa cho biết, vườn quất của ông không sử dụng phân bón hóa học mà được sử dụng phân bón là hữu cơ làm từ bột đậu tương, để bảo đảm cây sinh trưởng phát triển tốt, không làm ảnh hưởng sức khỏe người trồng và người dùng.

Quất được xử lý qua nhiều khâu trước khi đưa vào chiết xuất.

Quất sau khi thu hoạch được chuyển đến Công ty Nam Dược cách đó 30km. Tại đây, quất sẽ được kiểm tra, loại bỏ quả hỏng, sau đó rửa sạch, ngâm nước muối, phơi khô và đưa vào máy chưng với đường phèn. Dịch quất sau khi được chiết xuất sẽ được pha trộn với dịch chiết của dược liệu khác để thành siro chữa ho, cảm cho trẻ em. 500 kg quất sạch sau thu hoạch sẽ tạo thành 20 nghìn lọ siro, bảo đảm nghiêm ngặt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Vùng trồng quất này đã được thẩm định từ tháng 9-2017 đạt tiêu chuẩn GACP-WHO bởi Viện Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế. Vùng trồng này cung cấp sản lượng 50 tấn dược liệu/năm để sản xuất siro ho cảm Ích nhi của Công ty Nam Dược.

Bà Hoàng Thị Thu Hương, cán bộ điều phối của dự án BioTrade cho biết, dự án được triển khai tại Việt Nam trong bốn năm, từ tháng 4-2016. Mục tiêu là phát triển 50 chuỗi giá trị dược liệu, trước hết theo tiêu chuẩn sạch an toàn về sản xuất (thí dụ GACP-WHO hoặc Organic), sau đó sẽ nâng lên tiêu chuẩn cao hơn đòi hỏi cả cam kết bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là BioTrade.

Cùng với các doanh nghiệp, BioTrade đã nghiên cứu nhiều vùng để xây dựng vùng dược liệu sạch, để cùng các doanh nghiệp dược Việt Nam có được nguồn nguyên liệu dược có chất lượng ổn định, đồng thời bảo tồn các cây làm thuốc ở Việt Nam không bị mất nguồn gen quý hiếm thông qua trồng trọt và thu hái bền vững.

THIÊN LAM
http://www.nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: dược liệu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 121


Hôm nayHôm nay : 22112

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 94241

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73141212