04:26 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gần 75% lao động nông thôn có thu nhập cao hơn sau học nghề

Thứ năm - 02/05/2013 06:17
Sau 3 năm triển khai (2010-2012), hiệu quả của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) đã thể hiện rõ nét với hơn 1 triệu người lao động được học nghề và hơn 770.000 người trong số đó có việc làm mới hoặc tiếp tục nghề cũ với thu nhập cao hơn.
 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm 1 gia đình được thụ hưởng chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tân Lạc, Hòa Bình. Ảnh VGP/Thu Cúc

 

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Ngọc Phi cho biết trong những năm đầu tập trung chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Đề án, việc triển khai còn lúng túng, còn nhiều ý kiến khác nhau, số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề chưa cao.

Gần 75% lao động có thu nhập cao hơn

Tuy nhiên, sau những khó khăn ban đầu, nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về dạy nghề, phát triển nhân lực nông thôn đã có chuyển biến tích cực, số người đăng ký học nghề tăng hằng năm. Các địa phương đã chủ động bố trí ngân sách và huy động các nguồn khác bằng và cao hơn so với nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ để tổ chức hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn.

Ngoài 750 cơ sở dạy nghề hiện có, các địa phương đã huy động trên 200 doanh nghiệp và trên 400 cơ sở khác có đủ điều kiện dạy nghề, trên 19.000 giáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng và trên 11.000 kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, nhà khoa học, công nhân có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi... tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Hiệu quả dạy nghề đã thể hiện rõ rệt khi phần lớn người lao động (trên 50%) sau khi học tiếp tục làm nghề nông nghiệp cũ nhưng năng suất lao động được nâng lên, tiết kiệm 5-20% chi phí sản xuất, thu nhập tăng từ 10-30% so với trước.

Một bộ phận lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc làm mới ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, được chuyển nghề, có việc làm ngay tại xã, thực hiện chính sách "ly nông bất ly hương". Nhiều người lao động đã thành lập doanh nghiệp, tổ hợp tác, giải quyết việc làm cho bản thân và những lao động khác.

Số người thoát nghèo, số người có thu nhập khá tăng, nhiều hộ làm giàu (có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm). Bước đầu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn, góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Phi khẳng định, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong 3 năm qua về cơ bản là đúng hướng và có kết quả bước đầu, tạo cơ sở nâng số lượng và chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn trong những năm tới. 770.000 người đã có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ với thu nhập cao hơn, đạt 74,9%.

 

- Trong 3 năm (2010-2012), 1.025.028 người đã được học nghề, trong đó gần 770.000 người (chiếm 74,9%) có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ với thu nhập cao hơn.

- 39.221 người thuộc hộ nghèo sau khi học nghề có việc làm, thu nhập đã thoát nghèo, chiếm 33,7% số người thuộc hộ nghèo được học nghề.

- 80.458 người sau học nghề  có việc làm, thu nhập cao hơn mức thu nhập trung bình của các hộ dân trong vùng, chiếm 7,4% tổng số người học nghề.

- 42 địa phương hiệu quả dạy nghề đạt cao (số học xong có việc làm từ 75% trở  lên).

- 15 địa phương đạt mục tiêu về số học xong có việc làm đạt từ 70-75%.

- 6 địa phương chưa đạt mục tiêu của Đề án là: Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Cà Mau.

Tận dụng lợi thế địa phương

 

Một trong những thành công lớn của Đề án là hình hành được các mô hình dạy nghề có hiệu quả và triển khai nhân rộng như: dạy nghề nông nghiệp (vùng chuyên canh, chuyên con); áp dụng phổ biến dạy nghề tại chỗ đối với người trung tuổi để tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất, hiệu quả cao hơn; dạy nghề tiểu thủ công nghiệp tại làng nghề, gắn với tổ chức việc làm, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Một số địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp từ quy hoạch sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư về nông thôn, tổ chức đào tạo nghề, hỗ trợ vốn sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, gắn với xây dựng nông thôn mới, điển hình như: Bắc Giang đối với sản phẩm gà đồi Yên Thế, Bắc Kạn với cây dong riềng và các sản phẩm miến dong; Hà Nam, Hậu Giang với nuôi lợn trên nền sinh học; Cao Bằng với cây thuốc lá; Thái Nguyên, Thái Bình, Nghệ An, Đồng Tháp… với việc thu hút doanh nghiệp đầu tư về nông thôn; Đà Nẵng, Nghệ An, Nam Định với sản phẩm nấm rơm; Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Định với dạy nghề máy trưởng, thuyền trưởng tàu đánh bắt xa bờ.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Nghiêm Trọng Quý cho biết trong nhóm nghề chuyên canh có những nghề mang lại hiệu quả cao, ví dụ như: nghề trồng và sơ chế cây thuốc lá được triển khai dạy cho hơn 100 lớp học ở nhiều vùng nguyên liệu từ Bắc tới Nam, gắn với các vùng nông thôn nghèo.

Người dân được học trồng và sơ chế thuốc lá nhằm đạt được năng suất cao, sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả cao hơn các ruộng sản xuất đại trà. Hơn 400.000 lao động nông thôn có việc làm ổn định từ nghề này.

Bên cạnh đó, các địa phương còn phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong đào tạo nghề và phát triển vùng chuyên canh như: Phối hợp với Tổng công ty Chè đào tạo nghề trồng và chế biến chè sạch; đào tạo nghề trồng mía ở Thanh Hóa; trồng và chăm sóc cây cao su được mở ở các vùng nguyên liệu của Tổng Công ty Cao su; trồng và chế biến sắn ở Quảng Ngãi, Quảng Nam; trồng rau an toàn, rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP ở Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Bình…, mang lại nhiều kết quả khả quan.

 

Dạy nghề trồng nấm cho nông dân. Ảnh VGP/Thu Cúc 

 

Năm 2013: Dạy nghề cho 600.000 lao động

Trong năm 2013, Đề án đặt ra mục tiêu hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 600.000 lao động nông thôn, số người học xong có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, hiệu quả cao hơn đạt từ 70% trở lên.

Đồng thời, Đề án tiến hành hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đối với 159 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề công lập theo chính sách của Đề án.

Bên cạnh đó, tiến hành tổ chức dạy nghề theo nguyên tắc “Địa phương phải phê duyệt quy hoạch sản xuất, quy hoạch nhân lực, làm cơ sở để triển khai. Không tổ chức dạy và học khi người lao động không dự báo được nơi làm và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học”.

Từ năm 2014, tăng mức hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án của Trung ương đối với những địa phương thực hiện tốt, có hiệu quả, giảm mức hỗ trợ kinh phí đối với những địa phương thực hiện chưa tốt.

Thu Cúc
Theo baodientu.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 330

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 329


Hôm nayHôm nay : 30583

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 506516

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70733831