23:44   Thứ Hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá lúa tăng có hâm nóng được thị trường?

Thứ hai - 02/07/2012 07:18
Thông tin Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) sẽ được Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp tục thu mua 1 triệu tấn gạo trong vụ hè thu này (từ nửa sau tháng 7) đã có tác động kéo giá lúa gạo nội địa tăng lên, bất chấp giá xuất khẩu đang rớt mạnh. Thế nhưng, tín hiệu này có đủ lực để làm tan “tảng băng” của thị trường lúa gạo Việt Nam?
Giá lúa nội địa đã tăng trở lại nhưng khả năng tăng mạnh trong thời gian tới là rất thấp. Trong ảnh là nhân công bốc vác gạo tại chợ Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang - Ảnh: Trung Chánh

Giá lúa nội địa đã tăng trở lại nhưng khả năng tăng mạnh trong thời gian tới là rất thấp. Trong ảnh là nhân công bốc vác gạo tại chợ Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang - Ảnh: Trung Chánh

Lúa tăng giá, gạo trụ vững

Sau khoảng một tháng giảm liên tục, hiện giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL đã tăng trở lại, từ 250 – 300 đồng/kg. Theo cánh thương lái kinh doanh lúa gạo tại thị trường chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, hiện lúa IR 50404 tươi được thương lái đến mua tại ruộng của bà con nông dân có giá 4.250 – 4.300 đồng/kg và 5.000 – 5.100 đồng/kg đối với lúa khô, tăng 250 – 300 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tháng 6.

Cánh thương lái kinh doanh lúa gạo tại chợ Bà Đắc, huyện Cái Bè và khu vực xã Tân Bình, huyện Cai Lậy, Tiền Giang, cho rằng thông tin mua lúa tạm trữ dự kiến sẽ được triển khai từ giữa tháng 7 tới là nguyên nhân chính làm giá lúa tăng trở lại trong những ngày qua.

Anh Nguyễn Thành Hơn, thương lái mua lúa tại xã Mỹ Hạnh Đông, huyện Cai Lậy, Tiền Giang cho biết: “Gần đây, tôi nghe thông tin sắp tới VFA sẽ mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo nên cánh thương lái chúng tôi mới tranh thủ mua lúa vào chờ ngày bán lại cho doanh nghiệp khi chương trình tạm trữ chính thức bắt đầu”.

Dù giá lúa đã được vực dậy khá mạnh nhưng giá gạo nguyên liệu và thành phẩm giao dịch tại các tỉnh ĐBSCL vẫn giậm chân tại chỗ. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu của giống IR 50404 tại thị trường chợ Bà Đắc và khu vực xã Tân Bình, huyện Cai Lậy, Tiền Giang hiện vẫn ổn định quanh mức giá 6.650 – 6.700 đồng/kg và 6.800 – 6.850 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu của các giống lúa hạt dài.

Riêng mặt hàng gạo thành phẩm hiện có giá 7.750 – 7.800 đồng/kg đối với giống IR 50404 và 8.000 – 8.050 đồng/kg đối với gạo thành phẩm của giống lúa hạt dài.

“Tảng băng” lúa gạo có tan?

Thông tin VFA sẽ mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo trong vụ hè thu này đã có tác động kéo giá lúa hàng hóa trong nước “nóng” trở lại nhưng liệu có đủ sức làm tan “tảng băng” lúa gạo vốn bị “đông đặc” kể từ đầu năm đến nay. Đặc biệt khi giá xuất khẩu gạo cứ liên tục lao dốc như hiện nay?

Ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc Công ty cổ phần phân tích thị trường Việt Nam (Agromonitor), cho biết việc thu mua tạm trữ lúa gạo trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết bởi vụ đông xuân rồi lượng gạo tồn kho của các doanh nghiệp còn rất nhiều. Vụ hè thu này nếu không có hỗ trợ tiếp doanh nghiệp sẽ không dám thu mua vào và chắc chắn giá lúa sẽ còn rớt thê thảm.

Theo ông Diệu, tình hình xuất khẩu gạo hiện nay của Việt Nam cũng khá ảm đạm. Cụ thể, thông tin từ các doanh nghiệp xuất gạo cho hay, giá xuất khẩu gạo loại 5% tấm hiện có giá 400 – 410 đô la Mỹ/tấn; loại 25% tấm có 360 – 370 đô la Mỹ/tấn, thấp hơn của Ấn Độ và Pakistan từ 20 – 50 đô la Mỹ/tấn.

“Vấn đề hỗ trợ là đúng rồi nhưng liệu hỗ trợ mua tạm trữ 1 triệu tấn có đủ hay không? Vì sao lại cứ là 1 triệu tấn mà không phải là con số lớn hơn nữa?”, ông Diệu nói.

Theo nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp, bên cạnh hỗ trợ doanh nghiệp mua lúa cho nông dân, Chính phủ cần phải có một cơ chế giám sát, chế tài việc thực hiện này. Ông Diệu nói: “Hỗ trợ phải có lộ trình, nghĩa là nếu mua 300.000 tấn; 500.000 tấn; 1 triệu tấn vẫn chưa đủ thì nâng lên 1,5 triệu tấn. Tuy nhiên, con số vẫn chưa nói lên được hết vấn đề mà quan trọng là ta phải có một cơ chế giám sát, chế tài việc thực hiện đó”.

Theo các doanh doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo tại chợ Bà Đắc, khả năng giá lúa gạo nội địa được vực dậy mạnh trong thời gian tới (kể cả khi chương trình mua 1 triệu tấn gạo trong vụ hè thu này được thực hiện) là rất thấp.

Theo thesaigontimes.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 703

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 694


Hôm nayHôm nay : 50598

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 605662

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73652633



loading
Mudim v0.8 Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp Tự động Chính tảBỏ dấu kiểu mới [ Bật/Tắt (F9) Ẩn/Hiện (F8) ]