23:26 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gỡ nút thắt môi trường

Thứ ba - 07/06/2016 21:15
(Thủy sản Việt Nam) - Tiến trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã trải qua một chặng đường dài, nhiều chỉ tiêu, kế hoạch đã đạt; tuy nhiên, nút thắt tại nhiều địa phương khi chưa đạt chuẩn NTM chính là yếu tố môi trường.

Nhiều bất cập

Báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) tại Hội thảo “Xây dựng mô hình cộng đồng xử lý môi trường bền vững ở các xã NTM” tổ chức vào cuối tháng 4 vừa qua, tính đến hết năm 2015, cả nước có 1.674 xã và 11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM, tuy nhiên tỷ lệ các xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường chỉ đạt 42,4%, tiêu chí đạt tỷ lệ thấp nhất. Từ kết quả tại các địa phương, cũng như qua khảo sát thí điểm của đoàn thẩm tra các huyện đề xuất đạt chuẩn NTM của Tổng cục Môi trường cũng cho thấy, tỷ lệ các xã đạt đủ và đúng 5 chỉ tiêu của tiêu chí số 17 thấp hơn nhiều so với báo cáo.

Nguyên nhân chủ yếu do nguồn lực hạn chế nên các địa phương thường ưu tiên triển khai trước các tiêu chí hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất..., ít quan tâm đến môi trường. Nhiều thôn, xã chưa thực sự coi trọng công tác bảo vệ môi trường, chưa có đơn vị chuyên trách về thu gom rác thải. Việc xử lý rác thải chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, đổ thải lộ thiên hay đốt thô sơ nên không đảm bảo. Hơn nữa, hầu hết nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề đều đổ trực tiếp ra môi trường, chảy vào ao, hồ, sông, suối...

Mặt khác, nhiều địa phương có các khu công nghiệp, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tuy có những cam kết về bảo vệ môi trường, đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải. Song việc có thực hiện nghiêm túc cam kết của các cơ sở này cũng như công tác giám sát của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế. Chi phí xử lý chất thải cao, nếu giám sát lơ là, các cơ sở này rất dễ “thải trộm”, “xả trộm”. Do đó, việc giám sát của cộng đồng dân cư sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm.

Bà Nguyễn Hoàng Ánh, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm Tổng cục Môi trường cho biết, do áp lực về thời gian nên nhiều hoạt động trong thực hiện tiêu chí môi trường của các địa phương chỉ mang tính thời điểm, chưa được kiểm tra thường xuyên, liên tục trong quá trình các địa phương duy trì và nâng cao chất lượng. Nhiều báo cáo vẫn mang tính hình thức, số liệu chưa đủ độ tin cậy; chưa ràng buộc trách nhiệm thẩm tra, chịu trách nhiệm của Sở TN&MT đối với Bộ TN&MT. Tiêu chí công nhận huyện đạt chuẩn NTM chưa được đánh giá đầy đủ, chỉ áp dụng theo phương pháp cộng dồn các xã đạt chuẩn…

 gỡ nút thắt môi trường

Tiêu chí xây dựng môi trường đang là rào cản của địa phương trong xây dựng NTM - Ảnh: CTV

 

Giải pháp nào

Ông Hồ Xuân Hùng, Cố vấn Ban Chỉ đạo Trung ương đánh giá, để làm tốt tiêu chí Môi trường nông thôn, cần có tổ chức tốt (các tổ dịch vụ xã hội thu gom, vận chuyển xử lý chất thải, các doanh nghiệp tham gia phải là doanh nghiệp công ích), công nghệ tốt (công nghệ phù hợp địa phương, nhà nước cần đánh giá và định hướng rõ ràng những công nghệ nào đạt yêu cầu…) và nguồn kinh phí đảm bảo (có thể xây dựng Quỹ NTM). Đặc biệt, cần có nguồn lực bổ sung cho nội dung này.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh 3 vấn đề chính nhằm cải thiện và nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM thời gian tới. Thứ nhất, môi trường đang trở thành vấn đề cấp bách và là tiêu chí khó thực hiện. Do đó, bản thân cán bộ, lãnh đạo và nhân dân cần nâng cao nhận thức. Từ đó, tìm ra những mô hình áp dụng, vận hành xử lý môi trường nông thôn phù hợp và hiệu quả nhất. Đặc biệt, phải tìm ra nguồn lực và cơ chế để mô hình duy trì hoạt động lâu dài, bền vững. Thứ hai, phải tìm được mô hình, công nghệ xử lý môi trường nông thôn phù hợp với tùng vùng, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Nên chú trọng tới việc xã hội hóa để đề xuất những cơ chế hỗ trợ kịp thời cũng như phát huy tối đa vai trò của cộng đồng, nhân dân trong quá trình vận hành mô hình. Thứ ba, cần phải xác định lộ trình rõ ràng để có những bước đi cụ thể, phù hợp với nguồn lực và khả năng của người dân cũng như nguồn lực của doanh nghiệp và địa phương.

 >> Tiêu chí số 17 về Môi trường gồm: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia; Các cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
Vân Anh
http://thuysanvietnam.com.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 287595

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73334566