14:59 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gỡ vướng trong xây dựng nông thôn mới ở Gia Lâm

Thứ sáu - 14/12/2012 21:54
Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan nhưng công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Gia Lâm vẫn còn nhiều vướng mắc.
 
Đó không chỉ là vấn đề tài chính, đấu giá quyền sử dụng đất mà cả những vấn đề như thủ tục hành chính, dồn điền đổi thửa. Những vấn đề này vừa được đưa ra mổ xẻ tại buổi làm việc với Tổ công tác của Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy nhằm tháo gỡ khó khăn cho các huyện.
 
Chuyển biến tích cực
 
Về xã Đa Tốn dịp này, bước chân trên những con đường bê tông sạch sẽ, gặp những gương mặt rạng ngời của người dân nơi đây mới hiểu những thành quả trong công cuộc xây dựng NTM có ý nghĩa rất lớn. Sau hai năm xây dựng, bộ mặt của xã Đa Tốn đã mang dáng dấp rõ rệt của NTM với 19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt.
 
Ra quân dồn điền đổi thửa ở xã Dương Quang, huyện Gia Lâm.Ảnh: Việt Phùng
 
 
Ông Trần Đức Điền, Chủ tịch UBND xã Đa Tốn cho biết: Năm 2010, trước khi xây dựng NTM, Đa Tốn mới có 7 tiêu chí đạt. Vậy mà sau 2 năm, mặc dù Đa Tốn là xã nằm trong vùng quy hoạch phát triển đô thị N11 (theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô), cùng lúc phải thực hiện cả quy hoạch NTM và quy hoạch đô thị, nhưng đến nay, xã đã đạt được những thành quả đáng khích lệ: 5km đường trục xã, liên xã được trải nhựa. 10km đường giao thông nội đồng được đầu tư xây dựng; hệ thống thủy lợi được cải tạo, cứng hóa, chủ động tưới tiêu. Hệ thống điện nông thôn với 3 trạm biến áp được đầu tư thay thế, đảm bảo phục vụ cho 100% hộ dân trên địa bàn. Ba trường học được đầu tư xây dựng. 
 
111,3ha diện tích cây nông nghiệp được chuyển đổi sang những mô hình sản xuất hiệu quả… Đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở Đa Tốn đạt 26.327.000 đồng/người/năm, đời sống vật chất, văn hóa ngày càng được cải thiện rõ rệt. 
 
Đa Tốn chính là nét phác họa rõ nhất cho sự chuyển biến trong công cuộc xây dựng NTM ở Gia Lâm. Hai năm qua, nhờ sự vào cuộc của các cấp, ngành, huyện Gia Lâm đã hoàn thành toàn bộ việc xây dựng, phê duyệt đề án xây dựng NTM các xã cũng như toàn bộ Đồ án quy hoạch xây dựng NTM của 20/20 xã. Huyện cũng cơ bản hoàn thành chỉ tiêu thực hiện các tiêu chí theo kế hoạch UBND TP giao. Đó là: 3 xã đạt từ 14 - 18 tiêu chí (TP giao 2 xã), 11 xã đạt từ 10 - 13 tiêu chí (TP giao 11 xã). Huyện đã hướng dẫn UBND, BQL Chương trình xây dựng NTM các xã xây dựng kế hoạch chi tiết phân kỳ đầu tư thực hiện dự án theo Đề án xây dựng NTM, triển khai công tác dồn điền đổi thửa… Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, công cuộc xây dựng NTM của huyện Gia Lâm cũng còn nhiều vấn đề đặt ra.
 
Chưa hết khó khăn 
 
Tại buổi làm việc với Tổ công tác của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy mới đây, ông Phùng Xuân Việt, Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm cho biết, trở ngại đầu tiên là một số tiêu chí khó có khả năng đạt (như tiêu chí thu nhập, cơ cấu lao động…), cần được sớm điều chỉnh. Bên cạnh đó, việc giải quyết các thủ tục hành chính trong triển khai các dự án đầu tư XDCB, đấu giá đất xen kẹt, các dự án hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn rất chậm, khiến địa phương khó triển khai. Đó là chưa kể khó khăn về nguồn vốn.
 
Gia Lâm hiện có một số dự án như: Dự án rau an toàn ở xã Văn Đức, dự án đầu tư xây dựng khu chăn nuôi, giết mổ xa khu dân cư… đã được phê duyệt từ lâu nhưng chưa triển khai được do vướng các thủ tục về tài chính. Bên cạnh đó, việc đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn cũng đang trong tình trạng "đóng băng". Năm 2012, dự kiến tổng thu nguồn vốn từ đấu giá đất của huyện là trên 800 tỷ đồng nhưng đến cuối tháng 12, huyện chỉ có thể đạt trên 115 tỷ đồng. Ông Dương Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm trăn trở: "Muốn xây dựng NTM phải xây dựng cơ sở vật chất, nhưng chưa có kinh phí. Nguồn vốn ngân sách khó khăn, nguồn vốn huy động cũng khó. Việc đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện cũng không đạt". Năm 2012, huyện phải hủy quyết định đấu giá, thu lại 79 lô đất do dân đấu giá trúng nhưng không có tiền trả với tổng giá trị gần 400 tỷ đồng. 
 
Do vậy, để công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ đề ra, huyện Gia Lâm đề nghị TP bố trí đủ nguồn vốn theo kế hoạch. Bên cạnh đó, tạo điều kiện về thủ tục trong đấu giá quyền sử dụng đất, triển khai các chính sách hỗ trợ và cho phép huyện điều chỉnh một số dự án thành phần. Những kiến nghị trên đã được Tổ công tác tiếp thu, giải đáp và báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trìnhh 02 để có hướng giải quyết kịp thời.
 
 
 
Nam Bắc
Theo ktdt.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 233


Hôm nayHôm nay : 61900

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 965658

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61287615