06:04 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hỗ trợ nông dân giảm tổn thất sau thu hoạch: Không khéo sẽ nhầm đối tượng

Chủ nhật - 22/09/2013 01:47
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa trình Chính phủ thay đổi chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch cho nông dân. Theo đó, sẽ hỗ trợ 100% lãi suất cho nông dân mua máy móc nông nghiệp để giảm tổn thất sau thu hoạch. Tuy nhiên, chính sách hay nhưng chưa chắc nông dân đã được thụ hưởng.
Nông dân sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất mua máy nông nghiệp Ảnh: Hoàng Long

Nông dân sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất mua máy nông nghiệp Ảnh: Hoàng Long

Vì sao phải hỗ trợ?
 
Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết, Bộ NN&PTNT vừa trình Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản, có một số thay đổi so với trước đây. Cụ thể, Bộ NN&PTNT đề xuất thay đổi một số hạng mục máy móc, thiết bị được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Trước đây, chỉ có những máy móc, thiết bị do các tổ chức, cá nhân sản xuất có giá trị sản xuất trong nước trên 60% mới được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu tiên, từ năm thứ ba là 50% lãi suất.Thiếu kho trữ lúa, trữ thủy sản, không có tiền để xây dựng hệ thống nhà kính, nhà lưới, máy móc, thiết bị bảo quản, chế biến rau, hoa, quả... đã khiến nông dân tổn thất rất lớn sau thu hoạch vì sản phẩm của mình không có chỗ để bảo quản.
 
Nói về những tổn thất của nông dân nếu thiếu máy móc, thiết bị để thu hoạch, bảo quản - ông Dương Quốc Xuân, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết, tổng sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của cả nước, vào khoảng 24 triệu tấn/năm. Trước đây, tỉ lệ tổn thất trong và sau thu hoạch của toàn vùng lên tới 20%, nay con số này đã giảm song vẫn còn ở mức từ 13 - 15%. Như vậy, mỗi năm, nông dân ĐBSCL rơi vãi ít nhất là 3 triệu tấn lúa, nếu chỉ tính với giá 4.000 đồng/kg thì toàn vùng đã mất tới 12.000 tỷ đồng mỗi năm. 
 
Tổng cục Thủy sản cũng cho biết, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch thủy sản hiện ở mức 20 - 30%, do khâu bảo quản kém. Mỗi năm, sản lượng khai thác hải sản đạt khoảng 2,4 triệu tấn và với tỉ lệ tổn thất cao như trên, mỗi năm ngư dân mất khoảng 480.000 tấn, tương đương với 9.600 tỷ đồng. Riêng với cá ngừ đại dương, năm 2012, sản lượng khai thác đạt 18.000 tấn, nhưng do bảo quản kém, giảm chất lượng sau khai thác đã gây thiệt hại hơn 1.100 tỷ đồng. Trong vụ cá bắc năm 2013, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương đạt trên 10.000 tấn, nhưng do khâu bảo quản kém mà ngư dân mất tới 700 tỷ đồng.
 
Vì sao "người trong cuộc” mặn mà?
 
Cứ vào giai đoạn lúa thu hoạch rộ, nông dân ĐBSCL lại lâm vào cảnh khổ sở vì thiếu máy móc, phương tiện thu hoạch. Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 15/10/2010 và tiếp tục được sửa đổi bổ sung ở Quyết định 65/2011/QĐ-TTg vào ngày 2/12/2011 là chính sách tín dụng được người dân và doanh nghiệp kỳ vọng là đòn bẩy để cho việc giảm tổn thất sau thu hoạch trong chuỗi sản xuất nông nghiệp. Theo đó, tổ chức hộ gia đình, cá nhân được vay vốn và hỗ trợ lãi suất khi mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, nông dân sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất trong hai năm đầu và 50% lãi suất trong năm thứ ba. Thế nhưng sau 3 năm, tiếp cận chính sách chỉ là "khe cửa hẹp” mà cả nông dân và DN đều khó "lọt” qua.  
 
Lý giải tại sao những "người trong cuộc” không mặn mà với việc vay vốn để cải thiện sản xuất, nhiều nông dân ở Trà Vinh cho biết, muốn vay được vốn phải vượt qua nhiều cửa ải, trong khi đó quyết định lại nói rõ chỉ được mua máy nội mà những máy móc có ý nghĩa tích cực trong việc giảm tổn thất sau thu hoạch như (máy gặt đập liên hợp, máy cấy, máy kéo công suất lớn, các thiết bị bảo quản sau thu hoạch...) thì ngành cơ khí trong nước chưa đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng. Đó là lý do khiến dòng vốn hỗ trợ nông dân vẫn bị ứ đọng trong các ngân hàng.
 
Bàn về vấn đề hỗ trợ nông dân thế nào cho hiệu quả, GS VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam cho biết: Cứ vào giai đoạn lúa thu hoạch rộ là nông dân, nhất là nông dân vùng ĐBSCL lại lâm vào cảnh khổ sở vì thiếu máy móc, phương tiện thu hoạch. Vì vậy, nhất thiết phải có giải pháp hỗ trợ người dân giảm tổn thất sau thu hoạch. "Vừa qua Nhà nước đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nhưng tôi nghĩ rằng chưa tới người dân. Cần phân loại đối tượng nhận hỗ trợ để có chính sách phù hợp. Bởi, không phải nông dân nào cũng có điều kiện để mua máy móc nhập ngoại đắt tiền. Nếu làm không khéo sẽ hỗ trợ nhầm đối tượng”, ông Long lưu ý.
 
L.Bình
theo daidoanket
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 309

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 304


Hôm nayHôm nay : 61579

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1033747

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71261062