00:03 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hoà Bình: Dạy nghề trọng điểm, giúp nông dân làm giàu

Thứ hai - 07/05/2018 03:19
Hòa Bình là tỉnh miền núi, kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, lao động làm nông - lâm - ngư nghiệp chiếm hơn 70% dân số, nên không còn cách nào khác là phải tăng cường dạy nghề giúp lao động có việc làm, nâng cao đời sống.

Đầu tư trọng điểm dạy nghề nông nghiệp

Từ lâu Hòa Bình được biết đến là tỉnh miền núi có nhiều lợi thế, đất rộng, dân đông, địa hình nhiều núi đá, ao hồ. Tận dụng thế mạnh này, nhiều năm qua Hoà Bình xác định lấy nông nghiệp làm nền tảng. Tỉnh cũng xác định dạy nghề hướng tới các nghề nông nghiệp trọng điểm, có thể kể tới như: sản xuất lâm nghiệp, nuôi cá, trồng cam, chăn nuôi thú y… Nhiều ngành nghề được dạy bám theo những ngành nghề trọng điểm, để nâng cao tay nghề, kiến thức cho bà con, như dạy nghề trồng cam Cao Phong, cá lồng bè ở Tân Lạc, bưởi đỏ Tân Lạc.

 hoa binh: day nghe trong diem, giup nong dan lam giau hinh anh 1

Mỗi năm có hàng nghìn nông dân tỉnh Hoà Bình được tiếp cận với các lớp học nghề, chuyển giao kỹ thuật. Ảnh: Nguyệt Tạ

"Sau học nghề, nhiều học sinh được tăng cường kiến thức kỹ năng mới, như sử dụng phân vi sinh, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, bảo đảm an toàn sản phẩm. Chính vì vậy, những kiến thức mới này đã giúp ích rất nhiều cho bà con nông dân, góp phần xây dựng nền sản xuất an toàn theo hướng sạch”.

Ông Phạm Xuân Vượng – Phòng đào tạo tư vấn
Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh Hoà Bình

Theo ông Nguyễn Hồng Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư (Sở NNPTNT Hòa Bình) trong năm 2017, Trung tâm đã phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn, Phòng LĐTBXH các huyện, UBND các xã tổ chức khai giảng 11 lớp đào tạo nghề cho 343 học viên lao động nông thôn, trung bình mỗi mỗi lớp có 30 học sinh.

Chương trình chủ yếu là dạy nghề trình độ sơ cấp, thời gian đào tạo 2 tháng. Cụ thể có 6 nghề được đưa vào đào tạo như: Sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ; nuôi cá lồng; chăn nuôi gà thả vườn; nuôi và phòng trị bệnh cho trâu; ủ phân vi sinh; nuôi và phòng trị bệnh cho lợn.

“Vì dạy theo đề án 1956, thời gian học ngắn, chúng tôi chỉ đào tạo sơ cấp. Thêm vào đó công tác tuyển sinh cũng được đặc biệt chú trọng, thực hiện tuyển đủ, tuyển đúng đối tượng. Quan trọng nhất vẫn là xác định rõ đầu ra, chỉ đào tạo khi xác định được đầu ra cho học viên” – ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, dự kiến năm 2018 sẽ mở 7 lớp dạy nghề nuôi, phòng trị bệnh cho gà, lợn; lớp nuôi cá nước ngọt trong ao; trồng rau an toàn; sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ - trồng rừng.

Làm giàu nhờ trồng cam

Nhờ làm tốt công tác dạy nghề có trọng tâm, thời gian qua Hoà Bình đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh, điển hình là thành công ở vùng cam Cao Phong.

Trước đó, để tập trung phát triển vùng cam Cao Phong, ngay từ những năm 2006, Đảng uỷ, UBND huyện Cao Phong đã tìm giải pháp nhằm mở rộng diện tích, tăng năng suất cho cây cam. Một trong những giải pháp được xác định là tập trung phổ biến kiến thức, chuyển giao kỹ thuật mới về gieo trồng và dạy nghề trồng cam cho các hộ dân.

Ông Nguyễn Văn Tiến (khu 3, thị trấn Cao Phong) đang sở hữu vườn cam Cao Phong rộng 32ha. Từ một nông dân chỉ trồng cam sành, chất lượng giống thấp, năng suất không cao, ông đã mạnh dạn học nghề, cập nhật kỹ thuật chuyển đổi sang trồng giống cam mới. Đến nay ông Tiến đã là một trong những chủ vườn cam lớn nhất toàn vùng, thu nhập tiền tỷ hàng năm.

Ông Tiến chia sẻ: “Năm ngoái, năng suất cam V2 của tôi đạt 50 tấn/ha, bán tại vườn 56.000 đồng/kg (2,8 tỷ/ha). Tính ra mỗi quả cam giá mười mấy ngàn đồng. Mỗi vụ thu hoạch, anh em trồng cam vẫn trêu đùa là lên đồi để hái tiền”.

Từ những thành công như mô hình trồng cam cho hiệu quả cao như gia đình ông Tiến, nhiều năm qua huyện Cao Phong đã xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng cam mới. Thêm vào đó, huyện cũng hỗ trợ vay vốn, xây dựng các mô hình trồng cam với 30 triệu đồng/ha, để bà con quanh vùng đến học hỏi, góp phần mở rộng diện tích trồng cam.

Đến năm 2017, toàn huyện Cao Phong đã duy trì diện tích cam 1.500ha (tăng 300ha so với hiện tại), sản lượng hàng năm đạt trên 20.000 tấn, giá trị thu nhập đạt trên 500 tỷ đồng. Để nâng cao và đảm bảo chất lượng, huyện Cam Phong kiên quyết không mở rộng diện tích trồng cam Cao Phong ngoài vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chỉ tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo: Thùy Anh/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 218


Hôm nayHôm nay : 25571

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 289134

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73336105