19:44 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hoàng đế Quang Trung với phát triển nông gia

Chủ nhật - 09/02/2014 20:49
Chính sách khuyến nông, khôi phục và phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông gia từ hơn 2 thế kỷ trước của tân triều Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ khởi nghiệp vẫn đang còn đủ ý nghĩa với hôm nay.
Ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789) Đại Việt ta “đại phá quân Thanh” mở ra một thời kỳ mới. Hoàng đế Quang Trung - người anh hùng “áo vải cờ đào” và tân triều Tây Sơn nhớ lại lời dạy của nhà bác học Lê Quý Đôn trước đó: “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt...”, đã bắt tay ngay vào công cuộc tái thiết đất nước. 

Một trong những việc cần làm ngay không được chậm trễ là khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư Đại Việt, từng theo Tây Sơn đánh giặc giữ nước, để mọi vùng hương thôn ngày một no ấm thanh bình, bây giờ ta gọi là “tam nông”.

Chiếu dụ về làm ruộng, chăn tằm

Hoàng đế Quang Trung đã ban hành ngay “chiếu dụ”, nhằm dụ dân lưu tán (vì chiến tranh) nhanh chóng hồi hương về nơi chôn nhau cắt rốn để “tòng sự nông tang” (làm ruộng, chăn tằm) để có đủ (và có thừa) cơm ăn áo mặc.

Tượng đài Hoàng đế Quang Trung được đặt ngay cạnh di tích Gò Đống Đa (HN), nơi gợi lại chiến thắng lịch sử Tết Kỷ Dậu 1789.
Tượng đài Hoàng đế Quang Trung được đặt ngay cạnh di tích Gò Đống Đa (HN), nơi gợi lại chiến thắng lịch sử Tết Kỷ Dậu 1789.

Chiếu dụ nêu rõ ràng chi tiết: “Chính sự của bậc vương giả là “vun gốc hái ngọn” sao cho yên làng đẹp cảnh, như vậy trong nước mới không còn dân lưu tán, ngoài đồng mới không còn ruộng bỏ hoang.

Từ ngày đất nước loạn ly, binh lửa triền miên không dứt, lại thêm đói kém, dân cư điêu tán, ruộng vườn bỏ hoang, số đinh, số điền chỉ còn 4-5 phần so trước. Đến nay trẫm nhận lấy mệnh trời, dẹp yên bốn biển, thế cục bắt đầu ổn định, chính sách khuyến khích làm việc, mở rộng ân điển sẽ lần lượt được thực hành...

Nghĩ rằng kế hoạch giúp dân phòng ngừa chẳng gì bằng “đưa dân lưu tán trở về khai khẩn đất hoang, khiến cho những kẻ du thử du thực trở thành dân cày chăm chỉ”. 

Cũng theo chiếu dụ này, Hoàng đế Quang Trung lệnh rằng: Người nào trước đây ngự cư nơi khác trốn tránh phu dịch, hoặc là ở quê mẹ, quê vợ, hoặc là làm nghề buôn, nghề bán, trừ những ai ba đời nhập tịch (thường trú) trở lên, còn nhất thiết phải trở về quê hương bản quán. Xã khác không được chứa chấp. Số ruộng công, ruộng tư trước vốn để hoang đều cho nhận về canh tác, không được bỏ hoang, khiến cho ruộng thực đã khai khẩn lại chịu nhận thuế khống. 

Các sắc mục, xã, thôn trưởng sở tại phải xem xét số đinh thực có bao nhiêu suất (người), số ruộng khai khẩn được thực có bao nhiêu mẫu, hạn đến tháng 9 phải lập sổ nộp cho quan phân suất, phân tri ở huyện đó trình báo lên, đợi quan khâm sai xét thực, chờ quan khâm sai xét thực sẽ đem phân bổ. Nếu xã nào dung chứa khách ngụ cư, không đuổi về bản quán và những người trốn tránh khất lần chẳng về, thì các sắc mục, xã, thôn trưởng và những người trốn tránh đều phải xử tội.

“Xã nào có ruộng bỏ hoang quá hạn không chịu khai khẩn, thì đối với ruộng công sẽ “trách cứ” quan viên sắc mục xã đó, lại chiếu theo mức thuế cũ mà thu tăng gấp đôi; nếu là ruộng tư thì đem xung công, còn mức thuế thì thu như đối với ruộng công”- chiếu dụ viết.

Cốt cho dân ăn no, mặc ấm

Các điều lệnh trên, theo phân tích của các sử gia, là chỉ cốt giúp dân lo lấy việc gốc (ăn no, mặc ấm). Chính sự vừa mới ban ra, Hoàng đế Quang Trung yêu cầu phải gắng gỏi thực hành, những mong thần dân hiểu đức ý để mau về quê hương chăm việc đồng áng, chớ có biếng lười, hại đến sinh nhai, chớ có trốn tránh mà phải chịu tội. Ngoài chỉ dụ như vậy, Hoàng đế Quang Trung hứa hẹn: “Rồi đây niềm vui vì cuộc sống đầy đủ thì trẫm và trăm họ cùng hưởng, ai nấy kinh vâng chớ có sai trái”.

Chiếu dụ của Hoàng đế Quang Trung:

"Xã nào có ruộng bỏ hoang quá hạn không chịu khai khẩn, thì đối với ruộng công sẽ “trách cứ” quan viên sắc mục xã đó, lại chiếu theo mức thuế cũ mà thu tăng gấp đôi; nếu là ruộng tư thì đem xung công, còn mức thuế thì thu như đối với ruộng công”. 

Cũng trong thời điểm lịch sử đó, tân triều Tây Sơn còn tổ chức xây dựng bộ máy hành chính các cấp, ở huyện đặt chức “văn quan” gọi là phân tri, trông coi sự vụ hành chính, chức “võ quan” gọi là phân suất, trông coi quân sự an ninh. 

Đối với làng xã, triều đình đã lệnh cho các địa phương phải lập sổ đinh (kê tên đàn ông, con trai từ 9 tuổi trở lên) có 3 hạng từ 9-17 tuổi gọi là vị cập cách hạng, từ 18-55 tuổi là tránh đinh hạng, từ 56-60 tuổi gọi là lão hạng, từ 61 tuổi trở lên gọi là lão nhiêu, sổ điền ghi 2 loại: Công điền, tư điền.

Ruộng công có 3 loại: Nhất đẳng điền mẫu nộp 150 bát thóc, nhị đẳng điền nộp 80 bát thóc/mẫu, tam đẳng điền nộp 50 bát thóc/mẫu. Ruộng tư cũng có 3 loại như trên, và nộp 40 bát, 30 bát, 20 bát thóc/mẫu.

Số người được phân bổ ruộng đất và gánh chịu phu, thuế là hạng tránh đinh từ 18-55 tuổi. Mức phân bố thuế ruộng tư chỉ bằng 23% so với ruộng công từng hạng, chứng tỏ Nhà vua rất tôn trọng quyền sở hữu tư nhân.

Cùng với một loạt các biện pháp tích cực khác, chính sách “tam nông của nhà Tây Sơn vị quốc, vị dân đã giúp cho Đại Việt nhanh chóng đi vào ổn định, khởi đầu cho quốc thái dân an.

Song, thật không may cho Đại Việt ta, đến giữa mùa hè năm Nhâm Tý (1792) Vua Quang Trung đã đột ngột băng hà, Quang Toản nối ngôi, niên hiệu là Cảnh Thịnh mới 10 tuổi, lại bị gian thần Bùi Đắc Tuyên thao túng, chính sự rối ren, đã bị Nguyễn Ánh lợi dụng, đã cầu viện ngoại bang, tháng 6.1802 đã đánh bại nhà Tây Sơn.

Chính sách khuyến nông, chủ trương khôi phục và phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông gia, để có bức tranh đẹp ở các chốn hương thôn từ hơn 2 thế kỷ trước đây của tân triều Tây Sơn do Quang Trung, Nguyễn Huệ khởi nghiệp thật là chuẩn xác, vẫn đang còn đủ ý nghĩa với thời đại hôm nay. 

Năm 2007 đầu của thế kỷ 21, Đảng ta đã ban hành nghị quyết về tam nông, hiện nay cả nước đang chung tay xây dựng nông thôn mới trong 9.000 xã nông nghiệp với nguồn vốn đến 1,5 triệu tỷ đồng, quyết tâm giữ 3,8 triệu ha đất nông nghiệp, vì Đảng, Nhà nước ta vẫn cùng một quan điểm “phi nông bất ổn” của cổ nhân đã dạy. 
Hoàng Thế Chinh
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 310


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 488860

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70716175