07:37 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hoạt động Khuyến nông khuyến ngư: Góp phần tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Thứ ba - 05/05/2015 20:42
Với vai trò cầu nối chuyển giao tiến bộ KHKT và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) đến nông dân trong tỉnh, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc khảo nghiệm, xây dựng, chuyển giao các mô hình (MH) trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi mùa vụ, cây trồng hợp lý, giúp nông dân nâng cao năng suất, tăng thu nhập.
Trung tâm KNKN tỉnh tổ chức cho nông dân tham quan mô hình sản xuất lúa thuần chất lượng cao tại xã Nhơn Hạnh (thị xã An Nhơn)

Trung tâm KNKN tỉnh tổ chức cho nông dân tham quan mô hình sản xuất lúa thuần chất lượng cao tại xã Nhơn Hạnh (thị xã An Nhơn)


Xây dựng thành công nhiều MH
Có thể thấy rằng, những năm gần đây, việc xây dựng và thực hiện các hoạt động KNKN đã bám sát với thực tế về tình hình biến đổi khí hậu; chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML); xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi, gắn với việc bảo vệ môi trường, nhằm hạn chế rủi ro, tăng giá trị trên cùng một đơn vị diện tích. Bên cạnh đó, hệ thống KNKN trong tỉnh cũng đã tập trung chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân, nhất là nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
MH KNKN được triển khai ngày càng nhiều, hoạt động KNKN cũng đã có nhiều đổi mới, từ việc chọn đối tượng tham gia, chọn điểm để thực hiện, đến lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao gắn với thị trường, cử cán bộ KN “bám ruộng” cùng làm với nông dân; tổ chức hội thảo đầu bờ để đánh giá, rút kinh nghiệm… Nhờ vậy, hoạt động KN-KN ngày càng đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của bà con nông dân trong tỉnh.
Ông Nguyễn Thành Trung, một nông dân ở thôn Nhơn Thuận, xã Tây Vinh (huyện Tây Sơn), thổ lộ: “Trước đây tôi thường sạ dày, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chỉ ước lượng, nên chi phí đầu vào cao, hiệu quả kinh tế thấp. Nhờ tham gia các MH khuyến nông và tham gia sản xuất trong CĐML, nên tôi đã tiếp nhận và áp dụng tốt phương pháp bón phân, phun thuốc BVTV cân đối theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách), giảm được chi phí đầu vào, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích”.
Còn bà Nguyễn Thị Nguyệt, ở thôn Mỹ Thọ, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, chia sẻ: Nhờ sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, vụ ĐX 2014-2015, tôi và nhiều nông hộ khác tham gia CĐML sản xuất lúa giống OM4900, sử dụng phân bón lá khoáng sinh học Lactofol, áp dụng nguyên tắc quản lý tổng hợp dịch hại trên đồng ruộng, đạt hiệu quả cao. Tôi sản xuất 5 sào, năng suất trên 4,1 tạ/sào, cao hơn nhiều so với vụ này năm trước, mà giảm được chi phí sản xuất, do giảm lượng thuốc BVTV, giảm công lao động...”.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tố Trân, Giám đốc Trung tâm KNKN, cho biết: Năm 2014, Trung tâm đã xây dựng thành công 13 MH KN trên lĩnh vực trồng trọt; 7 MH chăn nuôi; 7 MH khuyến ngư. Các mô hình KNKN đều đã đảm bảo tiến độ, khẳng định được năng suất và hiệu quả vượt trội so với ruộng, ao nuôi đối chứng, được chính quyền và nông dân các địa phương đánh giá cao. Qua quá trình thực hiện, Trung tâm đã xây dựng quy trình đầu tư, sản xuất phù hợp và hướng dẫn nông dân áp dụng vào thực tế có hiệu quả.
Theo Sở NN&PTNT, nhiều MH KN-KN với phương thức sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phù hợp và hiệu quả đã được các địa phương nhân rộng. Đáng chú ý là MH CĐML đã được các địa phương áp dụng sản xuất đại trà, mang lại hiệu quả cao. Riêng vụ ĐX 2014-2015, toàn tỉnh xây dựng 148 CĐML sản xuất lúa diện tích 6.349,5 ha; 15 CĐML sản xuất mì, đậu phụng, đậu phụng xen mì. Ngoài ra, nhiều địa phương cũng đã quy hoạch các vùng sản xuất, hướng dẫn nông dân áp dụng các phương thức canh tác phù hợp. Trên lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các MH nuôi bò vỗ béo, nuôi gà an toàn sinh học, nuôi tôm xen với các loại thủy sản khác, nuôi cá lồng… cũng được nhân rộng, góp phần tăng hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm cho người dân ở khu vực nông thôn.

Chú trọng nhân rộng các MH đạt hiệu quả
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Tố Trân, trong năm 2015, Trung tâm KNKN cùng với chính quyền các địa phương vận động và hướng dẫn nông dân nhân rộng các MH KNKN đã thực hiện đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ lựa chọn địa điểm, đối tượng tham gia thực hiện 10 MH trên lĩnh vực trồng trọt (liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi gắn với bao tiêu sản phẩm; thâm canh bắp lai, đậu phụng, mè trên đất chuyển đổi; thâm canh lúa thuần chịu phèn; trình diễn giống lúa mới, hoa cúc, nếp ngự và quản lý dịch hại tổng hợp trên cây tiêu); 5 MH chăn nuôi (nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao; nuôi gà trên nền đệm lót sinh học; cộng đồng quản lý dịch bệnh heo; trồng thâm canh một số giống cỏ mới); 4 MH nuôi trồng thủy sản (nuôi chình; nuôi hàu trong rừng ngập mặn; nuôi cá quảng canh cải tiến và hỗ trợ xây dựng MH bảo quản cá ngừ đại dương).
Mặt khác, Trung tâm sẽ tập trung tuyên truyền về các giải pháp sản xuất nông nghiệp, lịch thời vụ gieo sạ, cơ cấu giống theo chỉ đạo của Sở NN&PTNT và UBND tỉnh; các biện pháp diệt chuột, phòng trừ dịch bệnh bảo vệ cây trồng, vật nuôi; tổ chức nhiều buổi tọa đàm, tập huấn, hội thảo chuyên đề hướng dẫn nông dân các giải pháp sản xuất và xây dựng CĐML; vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng, đa dạng các mô hình KNKN. Trung tâm cũng sẽ ưu tiên xây dựng các MH, điểm trình diễn tại các xã miền núi, vùng cao, giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nắm bắt được các kỹ thuật sản xuất mới để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng.
Theo: baobinhdinh.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212


Hôm nayHôm nay : 50091

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1668199

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63750421