Trồng rau sạch tại huyện Củ Chi, một trong những mô hình xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả cao. Ảnh: SGGP |
Như vậy, từ nguồn ngân sách chỉ khoảng 180 tỷ đồng, huyện Củ Chi đã đạt tỉ lệ huy động: 1 đồng ngân sách thu hút 67 đồng vốn xã hội - cho thấy sự đồng thuận cao của người dân cùng toàn hệ thống chính trị trong chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện. Qua đó, ngoài 2 xã điểm Thái Mỹ và Tân Thông Hội, huyện Củ Chi hiện có 4 xã đạt 17 tiêu chí, 14 xã còn lại đều đạt từ 13 tiêu chí trở lên. Ông Nguyễn Văn Bu – Bí thư Huyện ủy huyện Củ Chi nhấn mạnh:
Về phong trào chung sức xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện đã nhận được sự tham gia đóng góp nhiệt tình từ mọi tầng lớp nhân dân cùng các đoàn thể, doanh nghiệp. Qua đó, huyện Củ Chi trồng mới hơn 200.000 cây xanh, nạo vét 14.500 mét kênh mương, xây dựng gần 500 căn nhà tình thương, khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho 4.700 lượt người. Ông Đỗ Xuân Nghị - gương điển hình “hiến đất làm đường” ở xã An Nhơn Tây chia sẻ:
Bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình xây dựng Nông thôn mới huyện Củ Chi hiện gặp khó với tốc độ trượt giá, công tác giải ngân chậm, việc nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả và chính quyền cơ sở đeo bám địa bàn còn nhiều hạn chế. Ông Nguyễn Phước Trung – Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn TP lưu ý:
Tại hội nghị sơ kết, ngoài việc khen thưởng các cá nhân tập thể điển hình, UBND huyện Củ Chi đã tổ chức ký kết với một số quận - huyện, các Sở ngành, doanh nghiệp cùng chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện về phối hợp chung sức xây dựng Nông thôn mới trong năm 2014. Về lâu dài, mục tiêu hàng đầu của huyện hướng đến việc hoàn thành chương trình vào năm 2015.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn