22:50 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng tới nền xuất khẩu nhanh và bền vững

Thứ ba - 24/04/2018 11:39
Đó là chủ đề Diễn dàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2018 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) chủ trì tổ chức ngày 24/4. Tại diễn đàn, các chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương hiệu, doanh nghiệp (DN) và hiệp hội ngành hàng đã sôi nổi thảo luận về các mặt hàng, thị trường tiềm năng, đồng thời đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (XK) gắn với thương hiệu Việt trong thời gian tới.
Quang cảnh diễn đàn

Quang cảnh diễn đàn

Nhiều tiềm năng mở rộng xuất khẩu

Năm 2017 là năm đầu tiên XK của Việt Nam vượt 200 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016, vượt xa chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành Công Thương. Tăng trưởng XK đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hiệu ứng “lan tỏa” thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động. XK năm 2018 được dự báo sẽ tiếp đà tăng trưởng của năm trước.

Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong thời gian tới Bộ Công Thương định hướng khuyến khích xúc tiến XK một số mặt hàng tiềm năng. Đầu tiên là mặt hàng dệt may, đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng XK khá nhanh. Các DN cần đẩy mạnh hơn nữa khâu thiết kế mẫu mã, tăng hàm lượng XK mặt hàng FOB, ODM, OBM thay vì chỉ gia công XK như hiện nay để tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và tăng hàm lượng giá trị cho hàng XK. Để tránh cạnh tranh trực tiếp, DN có thể tìm thị trường ngách để đưa sản phẩm mang thương hiệu Việt thâm nhập sâu hơn vào thị trường.

Tiếp đến là mặt hàng da giày, cũng giống như hàng dệt may, ngành da giày hiện phần lớn sản xuất gia công. Từ tháng 1/2019, các DN XK sản phẩm giày dép sang thị trường EU sẽ được tự chứng nhận xuất xứ. Đây là điều kiện rất tốt cho DN mở rộng XK hàng hoá sang thị trường này và là mặt hàng hứa hẹn đem lại kim ngạch lớn trong những năm tới.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát biểu tại diễn đàn

Mặt hàng thép, trước đây Việt Nam chỉ xuất sản phẩm cuối cùng là tôn mạ, tôn lạnh… hiện DN đã đầu tư công nghệ sản xuất có thể chế tạo từ phôi cho đến sản phẩm hoàn chỉnh, đáp ứng được quy định về hàm lượng xuất xứ. Thép Việt Nam đã có thể chứng minh được sự trung thực trong XK, nâng tỷ lệ nội địa hoá để hưởng các ưu đãi.

Về thị trường XK, bà Lê Hoàng Oanh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) phân tích, thị trường khu vực châu Á - châu Phi với 110 quốc gia, vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu lớn, phù hợp với hàng hoá Việt Nam. Tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá khá đa dạng từ khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc… tới chưa khắt khe như các nước châu Phi. Các thị trường trong khu vực này cũng có nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết và đi vào thực thi tạo cơ hội cho DN tận dụng ưu đãi và XK hàng hóa. Cụ thể, khu vực Đông Nam Á quan tâm đến thị trường Indonesia, thái Lan, Malaysia, Malaysia, Philippines. Khu vực Bắc Á quan tâm đến thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc với những mặt hàng lợi thế như nông, thuỷ sản, hoa quả nhiệt đới. Khu vực các nước châu Phi thì gạo, lương thực thực phẩm là mặt hàng có tiềm năng XK lớn với tiêu chuẩn tương đối “dễ thở”.

Phân ngành hỗ trợ

Thời gian qua, sản phẩm mang thương hiệu Việt đã bước đầu có chỗ đứng trên thị trường thế giới, tuy nhiên số lượng không nhiều. Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hỗ trợ hoạt động XK khai thác được tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là cải tiến hoạt động xúc tiến sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế mới.

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phát biểu tại diễn đàn

Bà Lê Hoàng Oanh đề xuất: Bộ Công Thương đã đẩy mạnh hoạt động đàm phán song phương và đa phương song đây chỉ là khởi đầu giúp mở cửa thị trường, nhiệm vụ của DN là tận dụng ưu đãi từ các hiệp định để bước qua cánh cửa đó. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nông sản. Địa phương hỗ trợ DN tham gia hội chợ chuyên ngành, gắn với công tác xây dựng thương hiệu để mở rộng thị trường. DN tiếp tục cải tiến công nghệ, chất lượng hàng hoá. “Không nên coi quy định, tiêu chuẩn tại thị trường nước ngoài là rào cản mà cần phải coi đó là xu hướng bắt buộc để đầu tư nguồn lực cho nghiên cứu thị trường, xác định chiến lược phù hợp”, bà Lê Hoàng Oanh nói.

Công tác xúc tiến XK không chỉ tìm kiếm thị trường cho hàng hóa mà còn chú ý tới các biện pháp phòng vệ thương mại giúp XK bền vững hơn. Câu chuyện chất lượng sản phẩm là yếu tố tiên quyết giúp hàng hoá Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường, do đó cần đầu tư đúng mức cải tiến sản xuất, chất lượng sản phẩm.

Các diễn giả thảo luận tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2018

Tại phiên thảo luận, các DN cũng đã đóng góp nhiều ý kiến và kinh nghiệm thành công trong hoạt động xúc tiến XK bằng chính thương hiệu của mình. Ông Nguyễn Hữu Tuất - Tổng giám đốc Công ty Công nghệ MPOS Việt Nam nói: Thế giới đã bước đầu vào kỷ nguyên số vì vậy ứng dụng thương mại điện tử vào xúc tiến thương mại, xúc tiến XK là cần thiết. Đây cũng là kênh phân phối có khả năng đưa hàng hoá tới người tiêu dùng rẻ và nhanh nhất.

Tiếp thu những ý kiến đóng góp tại diễn đàn, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh: Do kinh phí hỗ trợ có hạn, công tác xúc tiến thương mại trong thời gian tới sẽ được thực hiện theo hướng có trọng tâm trọng điểm hơn. Cụ thể, phân nhóm ngành, doanh nghiệp và sản phẩm để hỗ trợ. Nhóm ngành, DN nào đã trưởng thành sẽ hỗ trợ phát triển công tác truyền thông thương hiệu; nhóm nào cần tìm kiếm đối tác sẽ hỗ trợ tham gia các kỳ hội chợ triển lãm; nhóm nào cần đào tạo chuyên sâu về thương hiệu, thiết kế sẽ được tham gia các khóa huấn luyện.

“Mỗi thương hiệu mạnh của sản phẩm không chỉ tạo nên hình ảnh đẹp của DN mà còn tạo nên hình ảnh đẹp của thương hiệu quốc gia, tạo uy tín cho hàng hóa XK của Việt Nam. Đây là mục tiêu cốt lõi Chương trình thương hiệu quốc gia sẽ hướng đến trong thời gian tới”, ông Vũ Bá Phú nói.

Doanh nghiệp tham gia gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm bên lề diễn đàn

Mang tới diễn đàn giải pháp tháo gỡ nút thắt nguồn vốn cho DN khi tham gia XK, đại diện Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB) cũng cho hay: OCB sẵn sàng cho DN XK, kể cả DN khởi nghiệp, mới tham gia thị trường XK vay vốn với lãi suất ưu đãi, thậm chí cho vay tín chấp khi bảo đảm một vài điều kiện. Thiện chí này của OCB cũng đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng DN tại diễn đàn.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1180020

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72862729