16:39 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Huy động sức dân xây dựng đường làng

Thứ ba - 02/12/2014 02:56
(Baonghean) - thời gian qua, việc xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn được sự vào cuộc tích cực của nhân dân các địa phương; Dù vẫn còn nhiều khó khăn, song rất dễ nhận thấy, những con đường làng ở các vùng quê trên địa bàn tỉnh đã khang trang, thoán rộng hơn.
Đến xã Hưng Đông - TP. Vinh, dễ nhận thấy là hệ thống giao thông ở đây đã được trải nhựa thẳng tắp, rộng rãi. Ông Nguyễn Xuân Thọ - Chủ tịch UBND xã phấn khởi cho biết: Trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tuy đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng hệ thống đường giao thông nông thôn ở đây vẫn còn nhiều bất cập. Tỷ lệ đường giao thông nhựa hóa, cứng hóa chỉ mới đạt 50%, một số tuyến đường ngõ xóm vào mùa mưa thường bị lầy lội. Bắt tay vào thực hiện xây dựng NTM, mục đích đặt ra là  đường trục xã, liên xã, thôn xóm được đổ nhựa, bê tông 100% và toàn bộ hệ thống đường trục chính nội đồng được cứng hóa cho xe cơ giới đi lại thuận tiện.
 
Quá trình thực hiện, xã cắm mốc lộ giới, tổ chức giải phóng mặt bằng để mở đường đảm bảo theo quy hoạch, đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư nâng cấp trên 5 km đường xã, gần 12 km đường trục thôn xóm, nội đồng kết hợp với chuyển đổi ruộng đất. “Kinh phí làm giao thông nông thôn lên tới gần 40 tỷ đồng, trong đó tiền nhân dân hiến đất là 3,2 tỷ đồng với gần 7.500 m2 đất. Có được kết quả đó là nhờ chúng tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc dân chủ, công khai nên nhận được sự đồng thuận rất cao của người dân. Dù ở địa bàn thành phố, giá đất khá cao, nhưng nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đường”- ông Thọ chia sẻ.
 
Huyện Đô Lương được đánh giá là một trong những địa phương có phong trào làm giao thông nông thôn khá sôi nổi. Ông Nguyễn Công Châu - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Toàn huyện đã xây dựng, nâng cấp 326 km đường giao thông nông thôn, trong đó làm mới được hơn 90 km đường bê tông cấp A, B. Người dân đã tham gia đóng góp hơn 200 nghìn ngày công, hiến hơn 145 nghìn m2 đất để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống đường giao thông nông thôn. 
 
Người dân xóm 4, xã Nghĩa Hòa (TX. Thái Hòa) đổ bê tông đường làng theo chuẩn NTM. Ảnh: Nguyên Sơn
Người dân xóm 4, xã Nghĩa Hòa (TX. Thái Hòa) đổ bê tông đường làng theo chuẩn NTM. Ảnh: Nguyên Sơn
 
Là huyện miền núi vùng cao, nhưng những năm qua, Tương Dương luôn là địa phương được đánh giá cao trong thực hiện phong trào làm giao thông nông thôn. Từ cơ chế hỗ trợ của tỉnh, huyện đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, góp sức làm đường. Đến nay, Tương Dương đã nhận được gần 7.500 tấn xi măng; huyện đã huy động nhân dân tham gia đóng góp gần 28 nghìn m3 cát sỏi, trên 38 nghìn ngày công, làm được 50 km đường bê tông; 162 km đường thôn bản.
 
 Trong gần 4 năm qua, kể từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, mặc dù còn nhiều khó khăn cả về cơ chế, chính sách lẫn nguồn vốn, nhưng về tổng thể, phong trào làm giao thông nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các địa phương đã huy động, lồng ghép các nguồn lực, đặc biệt là phát huy nội lực trong nhân dân, sự đóng góp của các doanh nghiệp, con em xa quê để làm đường giao thông. Có thể nói, phong trào làm giao thông nông thôn là phong trào mạnh nhất, được đông đảo người dân đồng tình, ủng hộ. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng, nâng cấp được 3.365 km đường giao thông nông thôn các loại với tổng kinh phí 6.295,55 tỷ đồng. Trong đó, nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn đường, thôn xóm là 1.052 km; cứng hóa đạt chuẩn đường trục thôn, xóm 1.241 km; cấp phối đường ngõ xóm, bản 811 km; cứng hóa đường trục chính nội đồng 261 km. Hiện toàn tỉnh đã có 45/431 xã đạt tiêu chí giao thông chiếm 10%. Rất nhiều những điểm sáng về phong trào hiến đất làm đường như ở Vân Diên (Nam Đàn); Đô Thành, Sơn Thành (Yên Thành), hay Thịnh Sơn (Đô Lương)...
 
Phong trào làm giao thông nông thôn đã được nhân dân các đia phương chung sức thực hiện từ nhiều năm trước và được đẩy mạnh hơn khi tỉnh có cơ chế hỗ trợ xi măng. Năm nay, theo kế hoạch, tỉnh giao làm 3 đợt và cho tạm ứng trước (của năm 2015) 333.938 tấn xi măng, thành tiền là 478,407 tỷ đồng, tương đương 1.860 km. Đến nay toàn tỉnh đã thực hiện được 1.347/1.860 km, đạt 72,4%. Tuy nhiên, việc tạm ứng trước xi măng để làm đường giao thông nông thôn hiện đang gặp một số khó khăn. Ông Bùi Đình Đông - Phó phòng Tổng hợp - Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh cho biết: Ngay từ năm 2012, khi chúng ta bắt đầu thực hiện phong trào làm đường giao thông nông thôn, tỉnh đã có cơ chế hỗ trợ các địa phương đứng ra vay nợ xi măng của các nhà máy trên địa bàn tỉnh để các địa phương tạm ứng làm giao thông. Cơ chế vay là 6 tháng trả một lần, tuy nhiên, đến năm 2014, do tỉnh chưa cân đối được nguồn ngân sách để thanh toán tiền xi măng nên các nhà máy này đã yêu cầu thay đổi phương thức cung ứng từng đợt, khi thanh toán xong đợt trước mới chuyển xi măng đợt tiếp theo.
 
Tuy nhiên, hiện số tiền tỉnh còn nợ các nhà máy là 120 tỷ đồng, dù tỉnh đã cố gắng trích 20 tỷ đồng để trả nợ nhưng từ mấy tháng nay, chỉ còn Nhà máy xi măng Hoàng Mai vẫn tiếp tục cho “mua nợ”. Khó khăn này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ làm đường giao thông nông thôn ở các địa phương nhưng hiện vẫn chưa có giải pháp tháo gỡ. Cũng theo ông Đông: Riêng kế hoạch đợt III là 115.700 tấn xi măng, tương đương 620 km, nhưng đến ngày 21/11, toàn tỉnh mới thực hiện được 254 km, đạt 40,9%. Nguyên nhân do việc cung ứng xi măng của các nhà máy bị gián đoạn, chậm trễ, làm cho nhiều huyện, xã lúng túng, bị động. Hiện nay nhiều xã đang gặp khó khăn về tiêu chí giao thông. Ngoài khó về kinh phí, do đặc điểm phức tạp về địa hình, nhất là vùng miền núi thường có lũ vào mùa mưa nên khó thi công. 
 
Thực tế cho thấy quy mô xây dựng đường giao thông nông thôn còn nhỏ hẹp, hạn chế về tải trọng. Rất nhiều tuyến đường bà con đổ cột bê tông ngăn xe ô tô trọng tải lớn đi qua, điều này chưa thực sự là động lực cho sự phát triển.
Phú Hương
Theo: baonghean.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 166

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 159


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 233869

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73280840