Trong 3 năm (từ năm 2010), huyện Thạch Thành luôn duy trì và thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở, phát huy nội lực, huy động sự đóng góp của doanh nghiệp đóng trên địa bàn để đầu tư xây dựng nông thôn mới.
Huyện Nga Sơn: Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cải tạo, xóa hoang 150 ha trong vùng quy hoạch cóiTrong quá trình triển khai, các xã thực hiện công khai, minh bạch trong sử dụng vốn. Ngoài ra, huyện quán triệt, triển khai tuyên truyền huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân đóng góp, dân hưởng thụ”. Cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và lồng ghép các chương trình, dự án, đến nay trên địa bàn huyện đã đầu tư nâng cấp, xây dựng mới 76,2 km đường giao thông, 14,4 km kênh mương nội đồng, nâng cấp và xây mới 3 cây cầu, xây dựng mới 1 trạm bơm, 9 trường THCS và 2 trường mầm non, đưa vào sử dụng 4 công trình nước sinh hoạt... Tổng nguồn vốn đầu tư 169,219 tỷ đồng, trong đó vốn lồng ghép các chương trình, dự án 139,466 tỷ đồng, huy động nhân dân đóng góp 16,363 tỷ đồng, vốn hỗ trợ của cấp trên 14,6 tỷ đồng. Các xã huy động đóng góp xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khá, như: Thành Vân, Thành Tân, Thành Hưng, Thạch Bình, Thành Long, Thành Trực.
Huyện Nga Sơn hiện còn 290 ha đất vùng cói bị hoang hóa, tập trung ở 3 xã: Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thủy. Nhằm khắc phục dứt điểm tình trạng hoang hóa vùng cói, chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản (NTTS) và phát triển trang trại (TT) tổng hợp, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích, tạo động lực cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi các xã ven biển, huyện Nga Sơn vừa có chủ trương đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cho phát triển sản xuất, cải tạo hoang hóa vùng cói.
Huyện đã chỉ đạo các xã từng bước hoàn thành quy hoạch chi tiết vùng quy hoạch TT tổng hợp, NTTS; bổ sung quy hoạch vùng sản xuất trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tiếp tục vận động nhân dân dồn đổi ruộng đất, giao đất cho người có nhu cầu sử dụng theo quy hoạch; tổ chức phá hoang, cải tạo đồng trồng cói, san gò, bãi và chuyển đổi trồng cói sang xây dựng TT tổng hợp, NTTS; lập quy hoạch, đầu tư hạ tầng, từng bước di dân, giãn dân các xã trong huyện ra vùng nội đê 3 nhằm tiện canh, tiện cư, phát triển sản xuất. Với phương châm “lúa lấn cói, cói lấn hoang hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huyện có cơ chế hỗ trợ tiền thuê máy múc (Nga Tân: 10 máy, Nga Tiến: 7 máy, Nga Thủy: 3 máy), trong thời gian 3 tháng (từ 1-5 đến 31-7), trong đó, ngân sách huyện hỗ trợ thuê máy theo tháng; ngân sách xã và kinh phí đóng góp của nhân dân mua dầu chạy máy và các chi phí khác. Đối với các hộ đã cải tạo hoang hóa sau dồn đổi, các xã lập danh sách, báo cáo UBND huyện nghiệm thu, thực hiện cơ chế hỗ trợ 10 triệu đồng/ha. Ngân sách huyện hỗ trợ đầu tư các ống cống đầu mối, các xã và nhân dân tổ chức lắp đặt hệ thống ống cống...
Thực hiện đồng bộ các giải pháp, huyện Nga Sơn phấn đấu hoàn thành mục tiêu cải tạo, xóa hoang 150 ha trong vùng quy hoạch cói, chuyển đổi 100 ha diện tích hoang hóa sang đầu tư phát triển TT tổng hợp, NTTS trước ngày 30-6, để tiến hành giao đất cho nhân dân xong trước ngày 30-7 và tổ chức, đưa vào sử dụng trước ngày 31-12.
.Xuân Hùng và Phan Nga (baothanhhoa.vn)