02:21 EDT Chủ nhật, 29/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khang trang Nông thôn mới Đồng Tháp

Thứ ba - 16/08/2016 04:41
Sau nhiều năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã thổi một luồng sinh khí, làm cho bộ mặt nông thôn Đồng Tháp trở nên khang trang, đời sống của người dân dần được nâng lên.

Khởi sắc vùng quê

Kể từ khi phát động đến nay, không khí hào hứng và quyết tâm xây dựng NTM của các địa phương ở Đồng Tháp được thể hiện rõ nét. Bộ mặt nông thôn giờ đây đã có sự thay đổi một cách vượt bật, cảnh quan khang trang, sạch đẹp, các con đường giao thông phẳng lì, những cây cầu khỉ thay thế cầu bê tông giúp hàng hóa lưu thông thuận lợi từ nông thôn ra thành thị.

Nhìn lại những kết quả đạt được trong 3 năm qua đã có trên 1.000 km đường nông thôn được nhựa hóa, 200 cây cầu được sửa chữa, xây mới; hàng nghìn căn nhà tạm được kiên cố hóa, thắp sáng trên 200 km đường quê; đầu tư, nâng cấp hơn 1.300 công trình hạ tầng về thủy lợi phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đi lại của người dân… mới thấy được chương trình xây dựng NTM không phải là hô hào, khẩu hiệu mà đã đi vào thực chất, được người dân hưởng ứng nhiệt tình.

Xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh là xã điểm trong xây dựng NTM, địa phương được chọn để phát động chương trình này, luôn tiên phong, đi đầu trong công cuộc xây dựng NTM của tỉnh. Ông Nguyễn Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh, cho biết: “Từ khi bắt tay vào thực hiện, đã xem xây dựng NTM là cơ hội để địa phương phát triển. Những bước đi đầu tiên chính là vận động, làm cho người dân thấu hiểu và đồng thuận, cùng chung tay với chính quyền để xây dựng NTM. Đây là yếu tố tiên quyết để thành công”.

Nhờ sự thấu hiểu đó mà trong thời buổi “tấc đất, tấc vàng” như hiện nay, nhiều công trình mang tên lòng dân được mọc lên san sát. Đến xã Bình Thạnh, không khó để bắt gặp hình ảnh người dân cùng nhau góp sức để làm đường, làm cầu hay trang hoàng cho bờ rào, cổng ngõ. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ thấy được ý thức của người dân trong xây dựng NTM, chưa kể những khoảng đóng góp hàng chục tỷ đồng khác về sức người và tài sản, ông Tuấn nói.

khang trang nông thôn mới đồng tháp

Bộ mặt nông thôn ở huyện Cao Lãnh có nhiều khởi sắc  - Ảnh: Ngọc Trinh

Để có được tuyến đường cao ráo, thông suốt, gia đình ông Phạm Văn Nam, ngụ ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh đã đóng góp hơn 2.000 m2 đất trước nhà. Xuất phát điểm của việc làm này là do ông Nam đã hiểu và thấy được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM sau những lần tuyên truyền của xã. “Nếu địa phương cần góp sức, tôi sẽ tiếp tục thực hiện vì các công trình này đều là xây dựng quê hương, không chỉ phục vụ cho hiện tại mà còn cả thế hệ mai sau” - ông Nam bộc bạch.

 

Nâng cao văn hóa

Mục tiêu cuối cùng của công tác xây dựng NTM là nâng cao đời sống của người dân. Chính vì thế, nhiều công trình được thực hiện là để giúp người dân phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Huyện Tháp Mười là huyện thuần nông với cây lúa là chủ yếu. Để việc sản xuất được thuận lợi, chính quyền xã Thanh Mỹ đã vận động nhân dân góp sức xây dựng 8 trạm bơm điện phục vụ việc bơm rút nước cho 2/3 diện tích đất nông nghiệp toàn xã.

Ông Nguyễn Văn Khanh, Chủ tịch UBND xã Thanh Mỹ cho biết, nhờ các trạm bơm này, người dân có thể chủ động trong sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống. Nếu như năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của xã Thanh Mỹ chỉ đạt 19 triệu đồng thì hiện nay đã nâng lên 25 triệu đồng. Khi đã ổn định về kinh tế, địa phương lại quan tâm đến việc chăm lo đời sống tinh thần cho người dân. Trong khi nhiều nơi còn lo ngại về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa thì Thanh Mỹ là địa phương được đánh giá cao với các nhà văn hóa ấp khang trang, phục vụ cho việc hội họp cũng như giao lưu văn hóa, văn nghệ của quần chúng nhân dân.

Ông Khanh cho biết thêm, nếu như vừa mua đất, vừa xây dựng công trình thì rất khó thực hiện vì kinh phí có hạn. Do đó, địa phương đã vận động người dân cho mượn đất để xây dựng các nhà văn hóa này. Ông Nguyễn Văn Rằng, ngụ ấp Lợi An, xã Thanh Mỹ là người đã hiến gần 40 m2 đất để xây dựng nhà văn hóa ấp vui vẻ nói: “Tôi muốn đóng góp chút ít công sức cho quê hương, cùng tham gia xây dựng NTM với chính quyền địa phương, một phần để con cháu chúng tôi có nơi sinh hoạt vui chơi giải trí”.

Từ khi có nhà văn hóa, việc tổ chức họp hội không cần phải mượn nhà dân như trước, mặt khác đây còn là nơi gặp gỡ, giao lưu của các câu lạc bộ như: gia đình hạnh phúc, đờn ca tài tử, tủ sách báo… làm cho đời sống tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.

>> Đến nay, người dân Đồng Tháp đã đóng góp hơn 867 tỷ đồng để cùng với chính quyền xây dựng NTM. Hiện toàn tỉnh có 27/119 xã đạt tiêu chí NTM, 89 xã đạt 10 - 18 tiêu chí, 3 xã đạt 9 tiêu chí và không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Còn đối với TP Sa Đéc, địa phương đang trình với Trung ương xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ NTM cấp huyện.

Theo Ngọc Trinh - Như Ý/thuysanvietnam.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 284

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 283


Hôm nayHôm nay : 25492

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1347618

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68577781