09:38 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khi nào có thể truy xuất nguồn gốc nông sản trên diện rộng?

Chủ nhật - 10/06/2018 09:57
Truy xuất nguồn gốc nông sản diện rộng khi có sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, các doanh nghiệp, người sản xuất và tiêu dùng.

Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 03 và số 74 trong năm 2011 quy định việc truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản và nông lâm sản. Tuy nhiên đến nay, sau gần 7 năm, các hoạt động thực thi về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ nông sản vẫn gặp nhiều khó khăn.

Nếu nhìn vào kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm 2017, sẽ thấy sự đóng góp của nhiều mặt hàng nông sản như rau quả, thủy sản tăng trưởng cao. Ví dụ như xuất khẩu rau quả ước đạt 3,5 tỷ USD (tăng 43,1%), xuất khẩu gạo ước đạt 2,6 tỷ USD (tăng 22,7%), xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,7 tỷ USD, (tăng khoảng 18,5%)…

Tuy nhiên, đối với các mặt hàng nông sản tiêu thụ trong nước, vấn đề chất lượng sản phẩm dường như chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là những sản phẩm đã qua chế biến. Có một thực tế mà nhiều doanh nghiệp sau khi thu mua nông sản của bà con nông dân gặp phải, đó là chỉ có khoảng 60% đạt loại 1, còn khoảng 40% đạt loại 2 hoặc loại 3.

Các hoạt động thực thi về truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản vẫn gặp nhiều khó khăn.(Ảnh: phapluatdansinh)

Ông Ưng Thế Lãm - Trưởng nhóm liên kết doanh nghiệp xuất khẩu củ quả - cho biết, một sản phẩm thường chỉ có 60% hàng đạt tiêu chuẩn loại 1, còn lại khoảng 40% là loại 2 loại 3. Khi thu mua sản phẩm của người dân, 60% sản phẩm có thể chuyển tới các nhà máy để chế biến xuất khẩu, còn 40% đi đâu không biết.

Băn khoăn của ông Ưng Thế Lãm được các chuyên gia nông nghiệp công nghệ cao giải đáp, đó chính là công nghệ truy xuất nguồn gốc nông sản. Bởi khi áp dụng truy xuất nguồn gốc, tất cả các quy trình sản xuất từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch, tiêu thụ đều được lưu giữ trên hệ thống.

Truy xuất nguồn gốc được ví như là một bản sao số hoá toàn bộ lịch sử hoạt động của từng khâu trong chuỗi sản xuất nông sản. Tuy nhiên, yêu cầu phải ghi chép toàn bộ các hoạt động và thông tin theo thời gian thực trên hệ thống truy xuất nguồn gốc lại không phải là việc dễ thực hiện.

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch chỉ rõ, khó khăn của truy xuất nguồn gốc hiện nay là thông tin đang đi ngược với xu thế. Hơn nữa, kỹ thuật truy vết và kết nối thông tin để truy xuất được là vấn đề nhà cung cấp dịch vụ phải phối hợp với doanh nghiệp mới có thể làm được. Sau đó, nhận thức của người tiêu dùng cũng như thói quen của người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi.

Trên thực tế, sau khi có sự cố về chất lượng sản phẩm xảy ra, các cơ quan chức năng mới yêu cầu các đơn vị truy vết nguồn gốc của sản phẩm. Đây cũng chính là lý do mà bà Nguyễn Thị Hồng Minh cho rằng, điều này đi ngược với xu thế trên thế giới, gây khó khăn cho nông dân Việt Nam, khi mong muốn đưa nhiều nông sản vào các chuỗi siêu thị.

Ông Terry Chan, Chủ tịch Hiệp hội Chuỗi cung ứng thương mại điện tử Hong Kong, Trung Quốc phân tích, ở Trung Quốc, chuỗi siêu thị WalMart (thương hiệu bán lẻ khổng lồ khắp thế giới) đã sử dụng các công nghệ để truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Nhờ đó, họ có thể theo dõi nguồn thịt lợn nhập từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ, giúp giảm số lượng thực phẩm bị hư hỏng, thậm chí có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra dịch bệnh.

“Chuỗi siêu thị đòi hỏi các loại hàng hoá phải ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc. Thực tế ở Việt Nam, nông dân đang gặp phải sự cạnh tranh lớn, khi các chuỗi siêu thị lớn của nước ngoài thường yêu cầu nghiêm ngặt về sản phẩm theo nhiều tiêu chí, ví dụ như nhiệt độ, độ ẩm, cách bảo quản, cách chế biến, đóng gói… Nông dân Việt Nam cần quan tâm ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc để nâng cao chất lượng”, ông Terry Chan khuyến cáo.

Truy xuất nguồn gốc nông sản sẽ chỉ thực hiện được, khi có sự tham gia của tất cả các bên, từ các bộ ngành liên quan như Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT.. cho đến các doanh nghiệp, người sản xuất, người tiêu dùng.

Dự thảo Đề án tổng thể về thực hiện và quản lý tem truy xuất nguồn gốc trên phạm vi cả nước (đang chờ Bộ KH&CN xem xét, trình Chính phủ phê duyệt) được kỳ vọng sẽ truy xuất được nguồn gốc của 3 nhóm sản phẩm, bao gồm nông sản thực phẩm, các sản phẩm y tế và sản phẩm công nghiệp nhẹ./.

Nguồn: Mai Hạnh/VOV1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 170

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 168


Hôm nayHôm nay : 41724

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1301551

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71528866