08:11 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh tế tư nhân cần được “nuôi dưỡng”

Thứ hai - 15/01/2018 02:18
Nếu cứ chăm chăm lo mở rộng doanh nghiệp (DN) mới để rồi “có mới nới cũ”, quên mất việc giúp DN cũ có sức sống, kinh tế tư nhân Việt Nam sẽ chẳng bao giờ phát triển. Nói điều này để thấy phát triển DN mới cần song hành với việc củng cố sức mạnh DN hiện hữu. Để làm được điều đó, cần biến quyết tâm chính sách trong chủ trương vào thực tiễn.

Đó là quan điểm của Ts. Vũ Thành Tự Anh, trường Đại học Fulbright Việt Nam về việc làm thế nào để kinh tế tư nhân Việt Nam cất cánh. 

Mặc dù thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân được thực thi, tuy nhiên đến nay, khối này đang quá nhỏ bé. 

“Bóng” của FDI, DNNN che khuất

Ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội), nhìn nhận trong suốt 10 năm qua, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân không thể vượt mức 10% vào GDP. Trong khi đó, tại các nước phát triển, mức đóng góp của khu vực này phải ít nhất 80%.

Thậm chí, kinh tế tư nhân đang bị cái “bóng” quá lớn của khu vực nhà nước che khuất. “Hiện, khu vực này đang như những “đại thụ” hứng hết nắng của kinh tế tư nhân”, ông Thành ví von và dự báo năm 2018, khu vực kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục phát triển nhưng không có sự nhảy vọt. 

Đánh giá về kinh tế tư nhân Việt Nam, Gs. Trần Văn Thọ, Đại học Waseda (Nhật Bản), cho biết tỷ lệ đầu tư không thấp nhưng cơ cấu không hiệu quả. Năng suất thấp, không có năng lực xuất khẩu và không kết nối được với chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty đa quốc gia. 

DN nhà nước giữ vị trí cao và được ưu đãi về vốn, đất đai, trong khi DN tư nhân nhỏ bé, bất lợi trong thị trường các yếu tố sản xuất này. Để hóa giải điều đó cần cải cách thể chế trong thị trường yếu tố sản xuất và khu vực DN sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng năng suất. 

Bên cạnh đó, DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm vị trí lớn nhưng ít tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lên cao. Liên kết hàng dọc giữa DN FDI và DN trong nước còn quá yếu nên tác động lan tỏa công nghệ, tri thức kinh doanh đến nền kinh tế còn yếu. “Có chiến lược tăng liên kết hàng dọc sẽ tăng năng suất khu vực DN trong nước”, ông Thọ nói. 

Theo Ts. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI), DN tư nhân hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn lực tài chính yếu nên hầu như ít có DN có chi phí thỏa đáng cho nghiên cứu và phát triển (R&D) hoặc đầu tư công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý. 

Vì vậy, DN Việt Nam ít có khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại do chi phí tài chính cho đầu tư quá lớn, dẫn tới không đủ lớn mạnh để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 

Với thực trạng trên, ông Nguyễn Đức Thành cho rằng một đất nước muốn phát triển phải nâng tầm khu vực kinh tế tư nhân là điều không phải bàn, nhưng để làm sao cho khu vực này phát triển mạnh cũng không phải điều dễ dàng. 

Điểm nghẽn lớn nhất hiện nay chính là vai trò của Nhà nước đang quá lớn, hiện diện ở mọi nơi, bao gồm cả khía cạnh quản lý nhà nước và khu vực DN nhà nước. Đội ngũ quản lý nhà nước, đặc biệt là ở các địa phương, đang cản trở khu vực DN tư nhân vốn đang nhỏ bé.

Do đó, cần một hệ thống pháp luật minh bạch và công bằng. Trong đó, cam kết bảo vệ quyền sở hữu và những thành quả của DN, doanh nhân khi có tranh chấp sẽ giải quyết với thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm chi phí DN. 

Kiến nghị cụ thể, ông Thành nêu ý kiến Việt Nam cần lựa chọn những DN, tập đoàn tư nhân có tiềm năng lớn để tạo cảm hứng cho DN nhỏ. Không lựa chọn thí điểm theo ngành nhằm tránh việc “lobby” để nhận tiền từ ngân sách nhà nước. 

Chính sách có rồi nhưng người dân, DN vẫn kêu, tức là bộ máy không chuyển động

Khuyến khích thì phải nuôi dưỡng

Trong khi đó, Gs. Trần Văn Thọ cho rằng thời gian tới, không phải chỉ khuyến khích khởi nghiệp, mà còn có chính sách nuôi dưỡng DN để mỗi DN sớm đạt quy mô. Những ngành công nghiệp nhẹ như dệt may… cũng phải tăng quy mô DN mới cách tân công nghệ, tăng năng suất, tăng sức cạnh tranh.

Đồng thời, Việt Nam cần phát huy lợi thế của nước đi sau, cần khuyến khích DN tích cực du nhập công nghệ, ưu tiên ngoại tệ cho du nhập công nghệ. 

“Thay đổi chiến lược thu hút FDI theo hướng ưu tiên những dự án thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam, liên doanh với DN trong nước, hoặc kết nối DN trong nước với mạng lưới cung ứng toàn cầu”, ông Thọ nói. 

Đồng quan điểm, Ts. Vũ Thành Tự Anh nhận định muốn phát triển kinh tế tư nhân, trước hết phải làm thế nào để cho các DN hiện hữu thành công. DN mới chập chững vào thị trường như trẻ con phải tập bò, tập đi, tập chạy rồi mới tính chuyện phát triển và mở rộng quy mô, còn DN đã từng lăn lộn trong thị trường có tích lũy kinh nghiệm nhất định, có cơ hội phát triển bền vững, do vậy Nhà nước phải đồng hành với họ.

“Tôi không nói không phát triển DN mới, nhưng không thể phát triển DN mới xong rồi bỏ lửng, lại phát triển DN mới khác. Trong khi đó, quên mất nền tảng quan trọng là DN hiện hữu. DN hiệu hữu có cơ hội, DN mới nhìn thấy thành công của họ, từ đó mới tiếp tục đầu tư vào thị trường”, ông Anh lý giải. 

Ông Anh nói thêm: Nếu như mình cứ chăm chăm lo mở rộng DN mới mà quên mất mở rộng sức sống của DN, “có mới nới cũ” sẽ chẳng bao giờ kinh tế tư nhân Việt Nam cất cánh. 

Hơn nữa, khi nhìn vào các DN hiện nay, khó khăn quanh đi quẩn lại vẫn là những lý do cũ như tiếp cận vốn, đất đai, chi phí, đối xử bất bình đẳng trong tiếp cận cơ hội kinh doanh với các dự án của Nhà nước, những lĩnh vực có điều kiện kinh doanh. Đây là những nguyên nhân đã được phát hiện từ lâu nhưng chưa có biện pháp phù hợp để giải quyết.

Theo Ts. Vũ Thành Tự Anh, vấn đề không phải chúng ta không biết đang có vấn đề gì, mà thiếu động lực, quyết tâm biến chính sách trong chủ trương đi vào thực tiễn, có vẻ động cơ bộ máy thực hiện không đủ, thực thi triển khai chính sách có vấn dề. 

“Chính sách có rồi nhưng người dân, doanh nghiệp vẫn “kêu”, tức là bộ máy không chuyển động”, ông Anh đánh giá. 

Cùng với đó, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết nhiều bất cập về ưu đãi thuế, trong đó tình trạng chi phí thuế, ưu đãi không hợp lý tích tụ 20 năm nay. 

Ông Tuấn cho biết Bộ Tài chính vừa qua công bố thuế cho thấy khu vực FDI nộp trên 37.000 tỷ đồng, nhưng thuế được miễn giảm trên 35.000 tỷ đồng. Đó là kết quả trượt giá của chi phí ưu đãi thuế sau 20 năm. Chưa kể, đây còn là nguy cơ chuyển giá, là ưu đãi theo chu kỳ thuế. 

Để giảm nguy cơ này, cần sớm ban hành hệ thống luật thuế và các chính sách kế toán đơn giản phù hợp với DN vừa và nhỏ, đưa Luật khuyến khích DN nhỏ và vừa vào cuộc sống, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển DN tư nhân. Đồng thời, sửa đổi những chính sách thuế trên cơ sở không phải là tăng mức thuế, tăng tỷ lệ nộp lên, mà mở rộng cơ sở nộp thuế. 

Lê Thúy
 

Bà Phạm Chi Lan - Chuyên gia kinh tế

Để phát triển kinh tế, Việt Nam chỉ trông cậy được vào DN tư nhân, nhưng DN tư nhân Việt Nam thì èo uột quá, không phát triển được. Các chính sách đang làm cho DN ham đầu tư vào đất đai, chứng khoán, bất động sản hơn là đầu tư vào các ngành công nghiệp để làm công nghiệp phụ trợ tham gia vào chuỗi. Phải điều chỉnh chính sách khuyến khích DN tham gia vào công nghiệp. 

Gs. Trần Văn Thọ - Đại học Waseda 

Nhật Bản có Cục phát triển DN nhỏ và vừa, có ngân hàng cho DN nhỏ và vừa, thậm chí có Sách trắng viết về khối DN này. Vì vậy, Việt Nam nếu muốn phát triển như Nhật Bản cần phải có trung tâm hỗ trợ thông tin, tư vấn về thị trường, thậm chí cả cách xây dựng hồ sơ vay vốn cho DN tư nhân.

Ts. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Bài học của Hàn Quốc đã khuyến khích DN tư nhân phát triển bằng cách tạo cơ hội cho DN. Nếu DN tăng được thị phần xuất khẩu thì Nhà nước sẽ tạo điều kiện như tiếp cận tín dụng dễ hơn, cấp phép thuận lợi hơn. Thế nên Hàn Quốc mới có Hyundai, Daewoo…

http://thoibaokinhdoanh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 287

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 286


Hôm nayHôm nay : 69507

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1041675

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71268990