15:38 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm gì để có 10 tỷ USD/năm từ xuất khẩu tôm?

Thứ sáu - 17/11/2017 05:05
Để giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tôm “cán mốc” 10 tỷ USD vào năm 2025 (tức gấp hơn 3 lần hiện tại), thì tốc độ tăng trưởng bình quân (giai đoạn 2017 - 2025) phải đạt trên 10%/năm.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, đây là một bài toán khó, nếu không có sự phấn đấu cật lực và giải pháp đột phá thì khó có thể thực hiện được nhiệm vụ.  

Tập trung vào con tôm sú

Theo ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thuỷ sản (Tổng cục Thủy sản), năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,15 tỷ USD. Nhưng chúng ta vẫn chưa đề cập đến vấn đề xuất khẩu tại chỗ (người nước ngoài sử dụng tôm tại Việt Nam) và giá trị xuất khẩu tiểu ngạch. Ngoài ra, chúng ta mới chỉ chú ý phát triển chuỗi giá trị của các đối tượng tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng). Hai đối tượng tôm hùm, tôm càng xanh (là những sản phẩm lợi thế, giá trị cao) chưa được tập trung đầu tư và quan tâm đúng mức.

13-07-17_dsc_0465
Đại diện 8 Bộ, ngành cùng góp ý hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Bộ NN-PTNT ngày 16/11/2017

Theo định hướng của Bộ NN-PTNT, để đạt được giá trị xuất khẩu tôm 10 tỷ USD, Việt Nam không cần mở rộng thêm quá nhiều diện tích nuôi (khoảng 15.000ha đến năm 2020 và 55.000ha năm 2025) mà chủ yếu đẩy nhanh tăng trưởng về giá trị và sản lượng, đặc biệt là đối tượng tôm sú.

Ông Cẩn thông tin, hiện nay, giá tôm sú là 18 USD/pound còn tôm thẻ chân trắng dao động từ 7 - 10 USD/pound. Như vậy, nếu nâng tổng sản lượng tôm nước lợ lên khoảng 1,1 triệu tấn; tôm càng xanh đạt 50.000 tấn và tôm hùm đạt 3.000 tấn, chúng ta sẽ cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Công an, nếu chỉ đặt mục tiêu sản lượng tôm đạt 1,1 triệu tấn đến năm 2015, thì sẽ không đạt được kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD. Cần phải có sản lượng khoảng 1,8 - 2 triệu tấn tôm nguyên liệu, vì từ năm 2014 - 2016, Việt Nam đã nhập khoảng 60.000 tấn tôm/năm với giá thành phẩm từ 7,89 - 9,38 USD/kg mới đạt được tổng giá trị xuất khẩu (trên dưới 3 tỷ USD/năm như đã công bố).

Cũng theo Bộ Công an, cần quy định cụ thể về việc kiểm soát sản xuất kinh doanh giống tôm. Thức ăn nuôi tôm cũng là vấn đề quan trọng, bởi một số ít doanh nghiệp sản xuất thức ăn của nước ngoài đang chiếm 70% thị phần của cả nước và chi phối khá mạnh mẽ.  

5 nhóm nhiệm vụ chiến lược

Bộ Kế hoạch Đầu tư đặt vấn đề: Việc mở rộng thêm diện tích nuôi tôm khoảng 70.000ha từ nay đến năm 2025 cần tập trung ở đâu? Theo lý giải của Bộ NN-PTNT: “Việc mở rộng diện tích tập trung vào khu vực bãi bồi, đất hoang hoá, sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, rừng sản xuất, vùng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn của ĐBSCL (đã xem xét và đối chiếu với Quy hoạch sử dụng đất của Bộ TN-MT).

Theo dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025, tổng giá kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỷ USD, trong đó giá trị kim ngạch tôm nước lợ xuất khẩu là 8,4 tỷ USD. Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 750.000ha, diện tích nuôi tôm càng xanh tập trung đạt 50.000ha, nuôi tôm hùm đạt 1,3 triệu m3 lồng.

Theo ông Như Văn Cẩn, để hoàn thành mục tiêu trên, kế hoạch phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 đã nêu ra 5 nhóm nhiệm vụ chiến lược. Đối với nuôi tôm nước lợ công nghiệp, chúng ta rất dễ nâng cao giá trị, nhưng còn phụ thuộc vào thị trường. Đặc điểm của nhóm này là cần nguồn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, có hệ thống kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh. Do đó, bằng mọi giá phải lôi kéo được doanh nghiệp vào cuộc.

Thứ hai, lợi thế của chúng ta là nuôi tôm sinh thái, tôm quảng canh với khoảng 560.000ha. Cần tổ chức lại sản xuất, ứng dụng các tiến bộ sản xuất giống, chăm sóc để đẩy năng suất trung bình lên 700kg/ha/năm vào năm 2025. Với đối tượng tôm càng xanh, hiện chúng ta đã có thị trường, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Thực tế đã chứng minh, vùng nước mặn, nước lợ ở ĐBSCL là môi trường sống thích hợp của tôm càng xanh. Nhưng, công tác sản xuất giống trong nước rất kém. Đến năm 2025, cần phải nghiên cứu, sản xuất cung ứng giống tôm càng xanh đảm bảo chất lượng, đủ số lượng từ 2 - 3 tỷ con giống. Với tôm hùm, chúng ta phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên và chủ yếu xuất khẩu theo đường tiểu ngạch, kém ổn định cần phải đẩy mạnh đàm phán thương mại để nâng tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch tôm hùm.

Để giải những khó khăn của ngành tôm hiện nay, cần phải thực hiện tốt nhóm nhiệm vụ phát triển hệ thống chế biến, tiêu thụ, phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm tôm của Việt Nam. “Hiện chúng ta có hệ thống nhà máy chế biến tôm rất tốt. Vừa rồi chúng tôi sang làm việc tại Ecuador, rất nhiều sản phẩm của họ được nhập vào Việt Nam để chế biến. Như vậy, đây cũng là hướng đi giúp nâng cao giá trị xuất khẩu ngành tôm của Việt Nam”, ông Cẩn nói.

Chế biến tôm xuất khẩu

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, muốn đạt được mục tiêu đặt ra, cần phải xây dựng đề án về xúc tiến thương mại và phòng vệ thị trường. Có như vậy, ngành hàng tôm vừa giữ vững và mở rộng được thị trường xuất khẩu, vừa chủ động phòng tránh, giảm thiểu rủi ro trước các rào cản thương mại.

Ngoài đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu, phát triển giống, Thứ trưởng Tám cũng cho rằng, vấn đề đầu tư hạ tầng cung cấp điện 3 pha phục vụ các vùng nuôi tôm tập trung cũng rất quan trọng (theo ước tính của EVN, cần khoảng 1.500 tỷ đồng), chính phủ cần xem xét hỗ trợ lãi suất vốn vay cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam để khuyến khích ngành điện đầu tư vào khu vực này.

Theo: Minh Phúc/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 73

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 69


Hôm nayHôm nay : 16819

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19273

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73066244