19:16 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lập Thạch, miền đất lạ

Thứ ba - 15/10/2019 23:39
Có nhiều vùng đất, qua thời gian đã thay đổi từ địa hạt này sang địa hạt khác, như Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường… Ngay Vĩnh Yên, có thời gian thủ phủ ở tận Hương Canh. Thậm chí còn có tên nôm, là tỉnh Canh.

Ấy vậy mà Lập Thạch hầu như không biến động. Xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) phải chăng vì thế, cũng có bước đi khác lạ?
 

Vùng đất “thái cổ”

Lập Thạch nằm gần trọn trên vùng đất “thái cổ”. Là một huyện miền núi, ở phía tây bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, đất đai được hình thành rất sớm, hầu hết từ đại nguyên sinh đến đại trung sinh. Nơi trẻ nhất cũng có “tuổi đời” trên 200 triệu năm. Đúng là một vùng đất “thái cổ”. Bởi thế, không lạ gì Lập Thạch có nhiều truyền thuyết. Và có cả những món ăn dân gian “thái cổ”.

Phong cảnh Lập Thạch.

Ngay cái tên gọi của vùng đất này, cũng là một truyền thuyết rất lâu đời. Lập Thạch, có nghĩa là “đá dựng”. Các cụ lão nông nói rằng, ngày xưa vùng này có rất nhiều những tảng đá, phiến đá dựng đứng, như cách “đánh dấu” vậy. Hiện nay ở Lập Thạch vẫn còn sót lại một vài tảng ”đá dựng” như vậy, như nơi thờ cúng linh thiêng. Đây cũng là nơi còn dấu tích của thời Hùng Vương dựng nước để lại.

Trong dân gian lưu giữ một phong tục được áp dụng trong các cuộc hôn nhân, cưới hỏi, gọi là “Việc hôn nhân lấy gói đất làm đầu”. Gói đất ở đây, không phải nắm đất thông thường. Đó chính là “bánh đất”, món ăn độc đáo, kỳ lạ của vùng đất cổ này. Các cụ trong làng kể rằng, ngày xưa (cũng chưa xưa lắm đâu) người dân vùng Lập Thạch có một món ăn dân gian, gọi là “bánh đất” hay còn gọi là “đất hun khói” rất độc đáo.

Người dân lấy đất ở độ sâu 4 - 5m gọi là “hầm đất”. Lại có loại lấy đất ở độ sâu 15 - 20m, gọi là “giếng đất”. Đất thường có màu xám tro, điểm vệt nâu đỏ, mềm, có vị hăng của bùn. Người ta dùng lá sim, lá chè cay bọc miếng đất, nướng ở bếp than củi, đến khi có màu vàng sẫm và mùi thơm khen khét. Ấy chính là “bánh đất”.

Những bà có thói quen ăn trầu, rất thích ăn bánh đất. Đặc biệt là món “khoái khẩu” cho các bà, các chị đang ở thời kỳ “ốm ngén”. Món bánh này không thể thiếu khi gia đình có chuyện hôn nhân, cưới hỏi. Đó là từ thời xa xưa, nay đã bị mai một. Tuy nhiên nhiều người già vẫn còn nhắc đến món ăn độc đáo này.

Là vùng đất “thái cổ”, nên người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, SX nông nghiệp và nghề rừng. Văn hóa văn minh Lập Thạch, là văn minh lúa nước, văn hóa làng. Từ xa xưa, Lập Thạch nổi tiếng với các làng cổ. Đến đầu thế kỷ 20, ở Lập Thạch vẫn có tới hơn 80 làng, là vùng đất nhiều làng cổ nhất vùng trung du.

Hiện nay ở Lập Thạch, có tới 7 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đó là các dân tộc: Kinh, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Tày, Nùng và Hoa. Các dân tộc sống rải rác, khép kín, phong tục tập quán khác nhau, nên việc xây dựng NTM khá phức tạp. Đó chính là cái khó cho Lập Thạch. Muốn xây dựng NTM, phải có chính sách phù hợp với tập quán canh tác của từng dân tộc.
 

 

Từ đất đi lên

Lập Thạch hiện có 17.300ha đất tự nhiên, dân số trên 12 vạn người, có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn và 18 xã. Là một huyện miền núi, đất đai trồi sụt nên cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng rất thiếu thốn. Trước thực tế như vậy, Lập Thạch đã tìm ra một hướng đi riêng để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân, nhất là người dân tộc thiểu số, sống dựa vào đồi núi.

Do tập quán canh tác của người dân trong huyện nói chung là lạc hậu, diện tích đất lại có nguy cơ thu hẹp do nhiều nguyên nhân, nên huyện phải có hướng đi cho phù hợp với điều kiện thực tế. Việc áp dụng KHKT là cấp bách, khuyến khích phát triển kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế trong SX nông nghiệp làm mục tiêu. Huyện tổ chức những việc thiết thực như hội thảo đầu bờ, phát triển chương trình IPM, hình thành vùng SX lúa giống cấp I ở 2 khu vực trong huyện. Xúc tiến chương trình bò lai Sind, bò sữa…

Xúc tiến việc lập bản đồ nông hóa thổ nhưỡng. Xác định cơ cấu tập đoàn cây trồng phù hợp với đất đai và khí hậu tiểu vùng. Nếu trước đây nông dân Lập Thạch chỉ biết làm 2 vụ lúa, thì nay đã biết quay vòng hệ số đất lên từ 2 đến 3 vụ/năm. Riêng cây ngô đông đã khẳng định được chỗ đứng. Đến nay, diện tích lúa ở Lập Thạch đạt 12.500 ha, ngô đông 3.000 ha, sản lượng lương thực ổn định. Các loại cây ăn quả được thử nghiệm, phát triển trên các vùng đồi, sườn đồi.

Lập Thạch phát triển vùng rau.

Huyện còn cho tận dụng các bãi chăn thả tự nhiên để cải tạo đàn gia súc. Hiện đàn gia súc có trên 51.000 con trâu, bò, gần 118.000 con lợn, gần 2.500 con dê. Huyện còn giúp bà con đưa tỷ lệ bò lai Sind và nạc hóa đàn lợn từ 30% đến 35% so với tổng đàn. Phát triển đần dê, gà, vịt, cá, ong mật… Hiện nay Lập Thạch đã hình thành 185 trang trại có quy mô từ 1 ha trở lên. Mô hình cây ăn quả - chăn nuôi phát triển tốt, thu từ vài chục triệu đồng/năm đến vài trăm triệu đồng/năm. Đặc biệt có mô hình vườn đồi - ao cá thu mỗi năm hơn 1 tỷ đồng.
 

Xây dựng NTM bằng nội lực

Sau 10 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn Lập Thạch đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần từng bước nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Các chính sách hỗ trợ phát triển SX của tỉnh, huyện được triển khai kịp thời, sâu rộng. Các mô hình có hiệu quả được nhân rộng, như chăn nuôi lợn ở Quang Sơn, nuôi bò sữa ở Thái Hòa, chăn nuôi gà ở Đồng Ích, Bàn Giản. Phát triển thanh long ruột đỏ ở Vân Trục, Xuân Hòa, Ngọc Mỹ…

Lập Thạch đặc biệt coi trọng công tác vận động, tuyên truyền với cách thức, phương pháp cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để nông dân nhận thức đúng và đầy đủ vai trò, trách nhiệm chủ thể của mình, thực hiện hiệu quả phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Nhờ vậy, phát huy trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, huy động hợp lý các nguồn lực trong dân để xây dựng NTM. Mọi huy động, đóng góp của dân được bàn bạc công khai, dân chủ, đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện. Khi nhân dân thấy được kết quả, lợi ích thiết thực, thì từ đó tăng thêm lòng tin. Dân đồng lòng, đồng thuận, đồng hành trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM…

Hiện nay, số xã được công nhận đạt chuẩn NTM ở Lập Thạch là 18/18 xã, đạt 100%. Số tiêu chí bình quân là 19 tiêu chí/xã. Lập Thạch đã đạt 7/9 tiêu chí huyện NTM. Mục tiêu đến hết năm 2019, Lập Thạch sẽ được công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Phấn đấu đến hết năm 2020, có 2 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, là xã Thái Hòa và Triệu Đề. Có 2 thôn đạt chuẩn thôn dân cư nông thôn kiểu mẫu, là thôn Đình Tre, xã Thái Hòa và thôn Tân Tiến, xã Triệu Đề…

theo ĐỖ BẢO CHÂU/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 251

Máy chủ tìm kiếm : 90

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1020849

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72703558