Lợi ích dễ nhận thấy từ mô hình CĐL đó là giúp quy trình SX lúa mang tính hiện đại, tập trung, tăng sản lượng và nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng sức cạnh trang hàng hóa. Tham gia CĐL nông dân chuyên SX các giống lúa chất lượng, năng suất cao, chất lượng tốt và thích nghi với điều kiện của từng địa phương.
Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Từ những thắng lợi của việc mở rộng CĐL cho nông dân tham gia, ngành nông nghiệp đang xúc tiến đến vấn đề liên kết với DN đảm bảo đầu ra cho nông dân, xem đây là mấu chốt quan trọng nhất trong SX lúa của nông dân.
Trong vụ lúa ĐX rồi, tỉnh làm cầu nối với 19 DN đã ký hợp đồng liên kết SX với diện tích là 19.928/26.070 ha, đạt 68,77% diện tích kế hoạch. Vụ HT có 17 DN thực hiện liên kết SX theo mô hình CĐL với tổng diện tích là 14.470ha.
Các DN thực hiện theo 4 phương thức sau: DN cung ứng toàn bộ vật tư đầu vào, cuối vụ thu mua toàn bộ sản phẩm. Đầu vụ SX, Cty tạm ứng tiền mặt cho hộ dân tham gia liên kết để mua giống, vật tư; cuối vụ Cty thu mua lại sản phẩm và trừ lại số tiền đã tạm ứng. Đầu vụ DN chỉ cung ứng giống, cuối vụ DN thu mua sản phẩm; DN chỉ thu mua sản phẩm cuối vụ.
Ông Thư cho biết thêm, bên cạnh đó còn phát triển kinh tế tập thể, HTX, THT trong đó đã thành lập mới 2 HTX theo mô hình HTX kiểu mới, gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp (HTX Vĩnh Bình, Thoại Sơn).
16 HTX tổ chức đại hội chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX 2012, các HTX khác cũng đang chuẩn bị chuyển đổi và sắp xếp lại hoạt động để đảm bảo SX lúa. Toàn tỉnh hiện có 101 HTX nông nghiệp, trong đó có 87 HTX đang hoạt động (13 HTX không hoạt động).
Tại Kiên Giang, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch xây dựng phát triển CĐL SX lúa đến năm 2020, quy mô diện tích 100.000ha, với gần 50.600 hộ nông dân tham gia.
Theo đó, từ nay đến năm 2017, phát triển diện tích CĐL trên địa bàn tỉnh đạt 57.000ha và phấn đấu đến năm 2020 đạt 100.000ha, chiếm 27% diện tích SX lúa của tỉnh. Quy mô diện tích cho mỗi CĐL được quy hoạch tối thiểu là 100ha trở lên và phải được bố trí liền vùng liền thửa, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, quy trình canh tác tiên tiến, SX theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, GlobalGAP.
Nông dân tham gia CĐL an tâm về chất lượng giống, phân bón, thuốc BVTV và đảm bảo được khâu tiêu thụ sản phẩm
Mục tiêu đặt ra là CĐL phải có hợp đồng liên kết SX và tiêu thụ sản phẩm được ký kết giữa DN và tổ chức đại diện nông dân (HTX, THT). Về hiệu quả kinh tế, CĐL phải giúp nông dân giảm chi phí, hạ giá thành SX, tăng thu nhập cao hơn từ 7 - 10% so với phương thức SX truyền thống.
Qua thực tế triển khai trong năm 2016, đã xây dựng được 14 CĐL, với tổng diện tích 1.935ha, SX lúa theo hướng VietGAP. Đến nay đã có 9 huyện xây dựng được CĐL gồm: Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, An Biên, Tân Hiệp, Châu Thành, Giang Thành, Giồng Riềng, Gò Quao và Hòn Đất, với 849 hộ nông dân tham gia. Năng suất lúa bình quân đạt 6,5 tấn/ha, tỷ lệ lúa chất lượng cao chiếm hơn 70% tổng sản lượng.
Mô hình SX này ứng dụng tiến bộ KHKT vào đồng ruộng, quy trình canh tác “3 giảm - 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, cơ giới hóa nông nghiệp, sử dụng giống mới, giống xác nhận, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, giúp chủ động điều tiết nguồn nước phục vụ SX. Chất lượng lúa hàng hóa được nâng lên, với số lượng lớn đáp ứng tốt nhu cầu chế biến gạo XK, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Theo Đ.T. Chánh - Lê Hoàng - Hữu Đức/nongnghiep.vn