04:28 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết sản xuất khoai tây

Thứ ba - 18/02/2020 03:25
Thực hiện liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất khoai tây, nông dân Lâm Đồng có cơ hội thu về hàng trăm triệu đồng/1ha mỗi vụ.
Toàn huyện Đơn Dương có khoảng 500ha khoai tây và chủ yếu nằm trong các chuỗi liên kết sản xuất. Ảnh: Minh Hậu.
Toàn huyện Đơn Dương có khoảng 500ha khoai tây và chủ yếu nằm trong các chuỗi liên kết sản xuất. Ảnh: Minh Hậu.

Trên thửa ruộng đất đỏ bazan ở xã Quảng Lập (huyện Đơn Dương), gia đình anh Trần Minh Tâm đang khẩn trương thu hoạch khoai để kịp đóng hàng, giao nông sản cho doanh nghiệp.

Hai máy xới được thợ vận hành, chạy liên tục trên những luống đất để đưa những củ khoai lên khỏi mặt đất. Phía sau là hàng chục nhân công nhặt, lựa nông sản và cho vào những bao lớn để sẵn sàng đưa lên bàn cân.

Nhìn những củ khoai tròn, vàng rực, chủ vườn Trần Minh Tâm không dấu được niềm vui thổ lộ: “Gia đình trồng 6 sào và đợt này có thể thu được gần 20 tấn. Với giá bán từ 8.000-9.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thì có thể lãi ròng khoảng 100 triệu đồng”.

Anh Tâm sản xuất giống khoai tây hoa tím, củ vàng từ năm 2015 và liên kết với Công ty Pepsico Việt Nam có trụ sở lại thành phố Đà Lạt.

Theo anh Tâm, việc liên kết với doanh nghiệp giúp gia đình ổn định sản xuất, không phải lo về đầu ra. Điều kiện để làm việc với doanh nghiệp là nông dân phải có đất sản xuất. Sau khi ký kết hợp đồng, phía doanh nghiệp sẽ cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và có kỹ sư nông nghiệp đến hỗ trợ kỹ thuật sản xuất.

“Khi kết thúc mùa vụ, doanh nghiệp thu mua toàn bộ nông sản. Đây cũng là thời điểm mình trả tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho doanh nghiệp”, anh Tâm nói.

Cạnh vườn của anh Tâm là khu vườn rộng 0,5ha của gia đình anh Ngô Nguyễn Đạt. Tại đây những luống khoai đã bước vào giai đoạn rụi lá, sẵn sàng cho thu hoạch. Chủ vườn cho hay, gia đình anh xuống giống từ khoảng tháng 11 âm lịch và dự kiến thu hoạch trong vài ngày tới.

Anh thổ lộ: “Năm nay tôi trồng 0,5ha khoai tây và gần 1ha bắp cải. Tuy nhiên, bắp cải giá quá thấp, thu không bù chi nên giờ chỉ trông chờ vào lứa khoai này”. Cũng theo anh Đạt, mùa vụ năm sau, gia đình sẽ làm việc với Công ty Pepsico nhằm mở rộng thêm diện tích sản xuất để nâng thêm lợi nhuận.  

Cây khoai tây phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng Đơn Dương nên cây phát triển mạnh, năng suất cao. Ảnh: Minh Hậu.
Cây khoai tây phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng Đơn Dương nên cây phát triển mạnh, năng suất cao. Ảnh: Minh Hậu.

Ở xã Tu Tra (Đơn Dương), những vườn khoai tây đan xen với những vườn cỏ bò sữa và các loại rau ăn lá khác tạo nên màu xanh bát ngát. Cây trồng này được người dân phát triển từ nhiều năm trước và cũng từng chịu nhiều rủi ro bởi giá cả thị trường bấp bênh. Cho mãi đến khoảng năm 2015, các mô hình liên kết mới được hình thành và kinh tế nông hộ mới có được sự cải thiện.

Một người dân cho biết, ngà nay, yếu tố liên kết được xem là một mắt xích quan trọng. Ông cho hay: “Những hộ dân nào không đạt được hợp đồng liên kết với doanh nghiệp thì không dám đầu tư vườn vì sợ rủi ro”.

Ông Đinh Văn Hoàng, Phó chủ tịch UBND xã Tu Tra cho biết, địa phương có khoảng 300ha diện tích khoai tây với năng suất khoảng 26,8 tấn/ha. Diện tích này chủ yếu nằm ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên việc thực hiện liên kết đã giúp người dân ổn định sản xuất, phát triển kinh tế.

Liên kết với doanh nghiệp, người trồng khoai tây không phải lo về đầu ra cho nông sản. Ảnh: Minh Hậu.
Liên kết với doanh nghiệp, người trồng khoai tây không phải lo về đầu ra cho nông sản. Ảnh: Minh Hậu.

“Chính quyền luôn khuyến khích người dân phát triển kinh tế tập thể, phát triển các chuỗi liên kết để giải quyết đầu ra cho nông sản.

Ngoài ra, việc phát triển liên kết cũng giúp nông dân tránh những tác động tiêu cực như được mùa mất giá”, ông Hoàng thổ lộ.

Theo bà Tou Prong Nai Khoan, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương, toàn huyện có 20,3 nghìn ha đất sản xuất các loại cây rau, hoa... Riêng khoai tây chiếm trên 500ha và chủ yếu nằm trong liên kết doanh nghiệp. Diện tích khoai cũng tập trung chủ yếu ở các xã Tu Tra, Ka Đô, Quảng Lập và Đạ Ròn.

“Các điều kiện tự nhiên thuận lợi, người trồng khoai tây có kinh nghiệm nên phát triển cây trồng này luôn hiệu quả, đạt năng suất từ 25-30 tấn/ha. Hơn nữa, nhờ việc tham gia các chuỗi liên kết mà người dân không phải lo đầu ra và có cơ hội làm giàu”, bà Tou Prong Nai Khoan cho biết.

Cũng theo bà, trên địa bàn huyện có 2 doanh nghiệp lớn liên kết với nông dân sản xuất khoai tây là Công ty Pepsico Việt Nam và Công ty Thực phẩm Orion Vina. Trong đó Orion liên kết sản xuất khoảng 100ha còn Pepsico liên kết khoảng 400ha.

Theo: Minh Hậu/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 43656

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1181760

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71409075