08:26 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết vùng kinh tế - xã hội: Giải pháp phát triển trong giai đoạn mới

Thứ năm - 26/02/2015 03:50
Liên kết vùng kinh tế - xã hội: Giải pháp phát triển trong giai đoạn mới
Ở Việt Nam, liên tục từ Đại hội lần thứ VIII đến Đại hội lần thứ XI của Đảng đều nhấn mạnh đến phát triển vùng; đặc biệt, Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế của từng vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng. Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và tác động lan tỏa đến các vùng khác; đồng thời, tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các khu vực còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo, Tây Nam, Tây Nguyên, Tây Bắc và phía Tây các tỉnh miền Trung”...
Căn cứ Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, nhiều chủ trương, chính sách của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển vùng đã được ban hành. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản liên quan, từ phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy chế phối hợp, tổ điều phối vùng đến các chính sách đặc thù của vùng. Hàng loạt văn bản ở các cấp độ khác nhau đề cập đến vấn đề phát triển vùng, trong đó có các cơ chế chính sách hỗ trợ theo đặc thù từng vùng như an toàn khu, biên giới, hải đảo, ven biển... Các chính sách hỗ trợ vùng của Việt Nam nhìn chung khá toàn diện, trải rộng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, hỗ trợ mang tính trợ cấp cho cộng đồng người nghèo; chú trọng hơn đến việc phân tích, tính toán yếu tố tiềm năng, lợi thế; mức độ chuyên môn hóa sản xuất của từng vùng.
Về cơ bản, Việt Nam có 06 vùng kinh tế - xã hội và 04 vùng kinh tế trọng điểm. Trong thời gian qua, các vùng đang dần chú trọng phát triển các lĩnh vực kinh tế là thế mạnh của mình; tập trung vào hệ thống kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, thu hút đầu tư; cuộc sống của người dân trong các vùng ngày càng được cải thiện. Các vùng đều có sự tăng trưởng nhưng tốc độ khác nhau. Các chỉ tiêu về tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người có chiều hướng thay đổi tích cực. Đặc biệt, các vùng kinh tế trọng điểm đã chứng tỏ vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004 - 2014 của các vùng kinh tế trọng điểm là 8,8%, cao hơn bình quân chung cả nước; tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 90% cả nước; tổng thu ngân sách chiếm 89,1%; thu hút vốn đầu tư FDI chiếm 91,3% số dự án, 82% số vốn cả nước...
Bên cạnh đó, mối liên kết nội vùng đã được thiết lập trong những năm vừa qua phát huy hiệu quả. Các địa phương trong vùng đã có sự phối hợp trong việc giải quyết vấn đề giao thông, cấp thoát nước, ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải nguy hại, đào tạo nghề, ứng phó biến đổi khí hậu. Điển hình nhất là: Diễn đàn hợp tác kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long (MDEC), Diễn đàn hợp tác các tỉnh miền Trung; hợp tác giữa các địa phương trong khuôn khổ hai hành lang, một vành đai… Ngoài ra, liên kết liên vùng và liên kết song phương với các địa phương bên ngoài vùng ngày càng được chú trọng hơn.
Tuy nhiên, quá trình phát triển vừa qua cũng cho thấy, nếu chỉ dựa vào “lợi thế tĩnh” về điều kiện tự nhiên mỗi địa phương có được để thực hiện chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư, thiếu sự liên kết chặt chẽ để tạo ra “lợi thế động” nhằm tối ưu hóa nguồn lực hữu hạn thì khó có thể đẩy mạnh phát triển và nâng cao sức cạnh tranh toàn vùng.
Thực tiễn cũng cho thấy, sự phát triển giữa các địa phương trong từng vùng và giữa các vùng ở nước ta vẫn còn thiếu sự liên kết, phối hợp. Tình trạng đầu tư trùng lặp chưa hoàn toàn được khắc phục. Có lúc còn có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh để thu hút đầu tư giữa các tỉnh bằng cách “phá rào”, đưa ra các ưu đãi quá lớn để hấp dẫn các nhà đầu tư gây tổn thất cho lợi ích chung của cả nền kinh tế. Mặc dù có rất nhiều cố gắng và nỗ lực nhưng do nước ta còn thiếu các thể chế về kinh tế vùng và liên kết vùng cũng như cơ chế điều phối vùng nên việc liên kết vùng và kết quả phát triển kinh tế - xã hội của các vùng trong cả nước.
Những bất cập trên đặt ra vấn đề liên kết vùng trở thành yêu cầu cấp thiết để tìm ra những quan điểm, định hướng và kiến nghị chính sách phục vụ cho việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện chính sách phát triển vùng, từ đó đảm bảo phát huy lợi thế từng vùng, thúc đẩy phát triển nhanh, tạo động lực và tác động lan tỏa tới các vùng khác và tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn, giảm dần chênh lệch giàunghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư.
Với thuộc tính khác nhau về vị trí, đặc điểm tự nhiên, cơ sở hạ tầng, con người, trình độ phát triển, mỗi vùng cần phải được quy hoạch và cách thức triển khai thực hiện liên vùng khác nhau nhằm khai thác tối đa được các lợi thế so sánh chung của cả vùng và lợi thế riêng của từng địa bàn, đồng thời thiết lập được chuỗi giá trị hỗ trợ trong nội bộ của vùng. Trong quá trình thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện căn bản thể chế kinh tế vùng, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất: Cần rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế từng vùng trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương, khắc phục không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính. Trên cơ sở các quy hoạch và kế hoạch được phê duyệt, tập trung các nguồn lực của Nhà nước và các thành phần kinh tế để đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị và nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Cần tạo lập cơ chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hình thành và phát triển kinh tế vùng, ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực thuộc thế mạnh của vùng.
Thứ hai: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Gắn tổ chức sản xuất với chuỗi giá trị liên kết vùng, liên kết với các chuỗi giá trị quốc tế, nhất là đối với những sản phẩm chủ lực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Tạo lập thể chế kinh tế ưu đãi cho các vùng kinh tế trọng điểm để các vùng này thật sự trở thành đầu tàu, động lực lan tỏa vùng ngoại vi và cả nước. Tích cực hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ, kỹ thuật canh tác, tiêu chuẩn, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thứ ba: Hoàn thiện thể chế phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, rất cần có tổ chức chủ trì điều phối cho toàn vùng, vừa bảo đảm tập trung thống nhất của nền kinh tế, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương. Đổi mới hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương, chú trọng nghiên cứu bổ sung các chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng. Quy định cụ thể và thực thi cơ chế điều phối vùng kinh tế - xã hội. Chú trọng công tác bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tuyến biên giới, nội địa, vùng biển đảo.
Thứ tư: Ở mỗi vùng cần có 01 mô hình thí điểm trên phạm vi nhỏ để kiểm chứng thực tế hiệu quả vận hành của các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, cũng như hướng dẫn của từng bộ, ngành Trung ương. Từ đó, có thể đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh các chủ trương một cách linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế và đạt hiệu quả tối ưu trước khi triển khai thực hiện phạm vi toàn vùng.
 Thứ năm: Trên cơ sở các nghị quyết, kết luận của Trung ương, quy hoạch được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương trong từng vùng cần phải chủ động xây dựng các đề án xin quy hoạch các tiểu vùng liên kết để hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn có cùng chung về chiến lược, quy hoạch, kêu gọi đầu tư, hệ thống quản lí chất lượng, phát triển các chuỗi giá trị quy mô lớn cạnh tranh quốc tế.
Đồng chí Lê Vĩnh Tân
Uỷ viên Trung ương Đảng
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 284

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 281


Hôm nayHôm nay : 42527

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 362230

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73409201