Theo đó, doanh nghiệp (DN) liên kết với nông dân thông qua một mắt xích rất quan trọng, đó chính là HTX. HTX sẽ tổ chức cho nông dân sản xuất, hướng dẫn quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ đầu vào, kiểm soát chất lượng nhằm cung ứng cho DN với số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của DN.
Ba bên cùng có lợi
Cũng theo Sở NNPTNT TP.HCM, phương thức này giúp cho DN có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, chất lượng đồng đều, giảm chi phí nhân công, chi phí sản xuất và giao dịch. Ngược lại, hộ ND cũng được hưởng lợi từ sự liên kết giữa HTX với DN. Hộ ND sẽ yên tâm sản xuất theo hợp đồng đã được HTX ký kết với DN.
Khi tham gia vào chuỗi liên kết trên, tính kỷ luật, chuyên nghiệp của hộ nông dân sẽ được cải thiện do buộc phải áp dụng và tuân thủ quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do DN, HTX quy định.
Lãnh đạo Hội ND TP.HCM thăm HTX Hoa lan Huyền Thoại. Ảnh: T.Đ
Ông Cao Thanh Bình - Phó Trưởng ban Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM đề nghị chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của thành phố cần đơn giản hóa và tạo điều kiện thuận lợi hơn để các tổ hợp tác, HTX, nông dân, DN tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn; thời gian hỗ trợ lãi vay theo chu kỳ cây, con; tạo điều kiện cho tổ hợp tác, HTX, người dân xây dựng công trình phụ trợ, nhà bạt, nhà lưới trên đất nông nghiệp phục vụ việc sản xuất. |
Tính đến tháng 9/2019, trên địa bàn 56 xã xây dựng nông thôn mới (NTM) của thành phố có 76 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với bình quân 18 thành viên/HTX. Đặc biệt, trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố đã chỉ đạo 5 huyện triển khai thực hiện các mô hình HTX nông nghiệp tiên tiến, hiện đại phù hợp tình hình sản xuất, lợi thế sản xuất gắn với liên kết, cung ứng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiệu quả cho bà con ND.
Qua đó, các địa phương này đã lựa chọn hỗ trợ 7 HTX triển khai mô hình này. Kết quả, qua gần 4 năm thực hiện, 3/7 HTX đã thực hiện thu mua 80-100% sản phẩm do hộ thành viên cung cấp, 6/7 HTX đã có hoạt động sơ chế, chế biến nông sản, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo của Thành ủy thành phố về Chương trình xây dựng NTM, chất lượng hoạt động của HTX đang dần được nâng lên. Cụ thể, năm 2019, bình quân 1 HTX có quy mô vốn đạt hơn 5.856 tỷ đồng, doanh thu 5.843 tỷ đồng, lợi nhuận 542 triệu đồng, thu nhập thành viên 60 triệu đồng/năm. Tỷ lệ HTX nông nghiệp hoạt động tốt, khá là 72,5%.
Giá trị sản xuất của các HTX nông nghiệp năm 2018 đạt 543.484 triệu đồng, đóng góp 2,5% tổng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp toàn thành phố (21.402 tỷ đồng).
Tháo gỡ vướng mắc để HTX lớn hơn
Tuy nhiên theo ông Cao Thanh Bình - Phó Trưởng ban Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố, một số tổ hợp tác, HTX trên địa bàn thành phố còn nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa thu hút nhiều nhà đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao.
Ngoài ra, việc HTX tiếp cận vốn vay còn khó khăn do không có tài sản thế chấp hoặc việc thế chấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp giá trị rất thấp; thời gian hỗ trợ lãi vay cho vòng đời sản xuất ngắn, không kịp tái vụ. Việc xây dựng các công trình phụ trợ, nhà bạt, nhà lưới trên đất nông nghiệp gặp khó khăn. Từ ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp đến các phương án sản xuất cho nông dân chưa kịp thời...
Ông Lê Đình Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cũng cho biết, một số hộ dân, DN, tổ hợp tác, HTX chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ lãi vay do hoạt động HTX quy mô nhỏ, hiệu quả thấp, trình độ cán bộ chưa cao… Vấn đề tập trung ruộng đất, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn chưa hiệu quả, chưa đủ sức thuyết phục các tổ chức tín dụng. Đa số HTX nông nghiệp khả năng tự lực vốn thấp, tiếp cận nguồn tín dụng rất hạn chế do không có tài sản đảm bảo hoặc quyền sở hữu tài sản trên đất chưa đảm bảo tính pháp lý. Nhiều đơn vị chưa có khả năng xây dựng phương án khả thi, dẫn tới việc không đưa được phương án sử dụng vốn hiệu quả.
Theo Trần Đáng/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn