16:33 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lường trước tình huống xuất hiện thêm các ca nhiễm mới

Thứ ba - 03/03/2020 01:51
(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) nhấn mạnh: Phải lường trước, chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống có thể xuất hiện thêm ca nhiễm mới.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải lường trước, sẵn sàng cho tình huống có thể xuất hiện thêm ca nhiễm mới. Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải lường trước, sẵn sàng cho tình huống có thể xuất hiện thêm ca nhiễm mới. Ảnh: VGP/Đình Nam

Sáng 2/3, Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã họp triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh.
Tại cuộc họp các chuyên gia y tế và các đại biểu thảo luận, phân tích tình hình diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam và các nước trên thế giới; công tác chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, bảo đảm vật tư, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác sàng lọc, phân loại, cách ly, tầm soát dịch bệnh, điều trị; tiến độ nghiên cứu các bộ sinh phẩm xét nghiệm; sản xuất khẩu trang kháng khuẩn; rà soát, cập nhật phác đồ điều trị; các giải pháp phòng chống dịch lây lan trong cộng đồng, cũng như ngăn chặn lây chéo trong các cơ sở điều trị…

Sắp dừng cách ly Sơn Lôi

Các ý kiến khẳng định, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, chúng ta làm rất tốt công tác kiểm soát, ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, điều trị… 

Cụ thể là, hôm nay đã bước sang ngày thứ 20, Việt Nam không xuất hiện ca bệnh mới (từ ngày 13/2 đến nay). Tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, cũng đã cách ly toàn xã được 20 ngày, còn 1 ngày nữa là có thể dừng cách ly theo quy định.

Điều đáng nói trong công tác chống dịch thời gian qua là toàn bộ hệ thống từ ngăn chặn, cách ly đến điều trị cơ bản đã được tập dượt, qua thực tế phòng, phống dịch hoặc các đợt tập huấn.

 

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, như đã nói nhiều lần, trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, chúng ta mới thắng trận mở màn chứ chưa thắng cả cuộc chiến nên không được lơi lỏng một phút nào. Thực tiễn đã có diễn biến mới, nên phương pháp, "chiến thuật" chống dịch phải thay đổi cho phù hợp với tình hình.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Đình Nam

 

Không thể "bế quan, tỏa cảng"
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, đến thời điểm hiện tại, dịch COVID-19 đã lan mạnh ra toàn thế giới và có thể lây lan mạnh trong thời gian tới. Vừa qua, Việt Nam đã làm tốt công tác phòng chống dịch, nên bây giờ người dân Việt Nam đang học tập, sinh sống, lao động ở các nước đang có dịch có xu hướng trở về quê hương để tránh dịch. Bên cạnh đó, người nước ngoài cũng có xu hướng đến Việt Nam. 

Chia sẻ quan điểm này, các chuyên gia y tế cho rằng, “đây là thời điểm căng thẳng” trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Chúng ta vừa phải tập trung mạnh mẽ vào việc ngăn chặn dịch bệnh, vừa phải tổ chức điều tiết hợp lý số lượng người nhập cảnh để làm tốt việc ngăn ngừa, cách ly, rà soát, phát hiện, khoanh vùng, điều trị, dập tắt dịch bệnh.

Lý giải chi tiết hơn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: Trước đây chúng ta chỉ ngăn chặn nguồn lây nhiễm từ Trung Quốc, nhưng đến bây giờ, dịch bệnh đã lây lan mạnh không chỉ ở Hàn Quốc, Italy, Iran,… mà đã lây ra hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. 

 

Tóm lại, diễn biến dịch bệnh trên thế giới rất phức tạp, khó lường. Trong đó, dịch bệnh đã xuất hiện tại nhiều quốc gia có quan hệ kinh tế, xã hội sâu rộng với Việt Nam. Cũng như các nước trên thế giới, chúng ta không thể "bế quan tỏa cảng" cho nên ngày càng khó phát hiện nguồn lây nhiễm và nhiều nước phải tính đến phương pháp nhằm ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng. Do đó chúng ta phải tính toán cụ thể từng bước đi thiết thực, với tinh thần không được chủ quan…
"Phải lường trước, chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống có thể xuất hiện thêm ca nhiễm mới trong giờ tới, ngày tới. Dù xác định hay không xác định được nguồn lây nhiễm, chúng ta đều phải nhanh chóng cách ly, điều trị kịp thời, khoanh vùng triệt để, tránh lây lan rộng ra cộng đồng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Chúng ta phải tiếp tục thực hiện nguyên tắc kiên trì, kiên định trong phòng chống dịch bệnh là phải sớm phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch tại chỗ.

Cụ thể là, mấy ngày trước, chúng ta đã tạm ngừng áp dụng chính sách đơn phương miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc. Từ 0 giờ ngày 3/3, (12 giờ đêm ngày 2/3), chúng ta sẽ tiếp tục áp dụng chính sách này đối với công dân Italy.

Còn đối với công dân Việt Nam từ các vùng dịch về nước, đặc biệt là từ Hàn Quốc, tiếp tục thực hiện các biện pháp cách ly, sàng lọc theo quy định. Đối với những người có đầy đủ bằng chứng cho thấy không đi qua hay tiếp xúc với người ở vùng dịch thì có giải pháp đưa về cách ly ở cộng đồng, nơi làm việc, nơi cư trú. 

 

Trong công tác phòng, chống dịch bệnh, vai trò của cấp ủy, chính quyền, mặt trận cơ sở cùng với y tế địa phương là vô cùng quan trọng, các bộ phận này phải phối hợp chặt chẽ, đến với từng hộ gia đình để xác minh thông tin, tuyên truyền để làm tốt công tác cách ly tại cộng đồng. Đồng thời, phải kiên quyết xử lý nghiêm đối với những người khai báo không trung thực.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành chủ động điều phối địa điểm đến đối với các chuyến bay từ Hàn Quốc. Công dân Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam phải được xem xét chặt chẽ, chắc chắn, tiến hành các biện pháp cách ly bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Đặc biệt, với diễn biến mới của dịch bệnh, cùng với biện pháp ngăn chặn cần phải tập trung hơn nữa vào khâu “phát hiện”. Theo đó, cần phát động tất cả mọi người dân, các cơ quan, đoàn thể,… tham gia chống dịch theo phương châm không chỉ tự chống dịch cho mình, cho cộng đồng, mà còn phải phát hiện các trường hợp nghi ngờ, kịp thời thông báo cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để áp dụng các biện pháp y tế phù hợp để theo dõi sức khoẻ, sàng lọc, điều trị. Đây là điểm rất quan trọng.

Mặt khác, Bộ Y tế cần tiếp tục tập huấn nghiệp vụ, tăng cường kết nối, ứng dụng công nghệ thông tin cho tất cả các cơ sở y tế từ cấp xã trở lên đều được hướng dẫn cụ thể, biết được những việc cần làm, những việc phải làm khi có những người nhiễm hay có các biểu hiện nghi ngờ; trong trường hợp có ca bệnh cần điều trị thì sẽ được thực hiện ngay tại y tế tuyến cơ sở có sự kết nối, hỗ trợ của các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành...

Ảnh: VGP/Đình Nam

Chuẩn bị tự sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo kết quả bước đầu đánh giá bộ sinh phẩm xét nghiệm (test kit) nhiễm SARS-CoV-2 của Học viện Quân y phối hợp với Công ty Việt Á.

 

Bộ test kit của Học viện Quân y phối hợp với Công ty Việt Á nghiên cứu đã được Viện Vẹ sinh Dịch tễ Trung ương đánh giá về: Độ nhạy (xác định ngưỡng phát hiện tối thiểu thông qua số bản copy của virus SARS-CoV-2); độ đặc hiệu (xác định phản ứng chéo của sinh phẩm với các virus gây viêm đường hô hấp cấp: SARS-CoV, Cúm A/H1pdm09, A/H3, A/H5, B và các mẫu âm tính khác); độ ổn định (xác định tính tương thích của sinh phẩm với các hệ thống máy Realtime PCR: ABI-7500 fast, Lifecycle (Roche), CFX-96 (Biorad), Rotorgen (Qiagen)); các thử nghiệm đánh giá được lặp lại 3 lần/ bộ sinh phẩm.

Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy 5 bộ test kit của Học viện Quân y có độ nhạy ổn định sau 3 lần lặp lại, có thể phát hiện SARS-CoV-2 (ở 1x105) bản copy.

 

Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, các bộ test kit của Học viện Quân y hợp tác với Công ty cổ phần Việt Á nghiên cứu về cơ bản rất tốt, giải pháp khả thi. Trong ngày hôm nay (3/3) sẽ có kết quả cụ thể. Đơn vị này có thể sản xuất được 10.000 test kit/ngày.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương làm việc với các đơn vị liên quan, Bộ Khoa học và Công nghệ để hoàn thiện các thủ tục để tiến hành sản xuất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Việt Nam đang cách ly 10.089 người

Báo cáo của Ban Chỉ đạo cho biết, tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam không ghi nhận các trường họp mắc mới. Hiện đang theo dõi, cách ly 115 trường hợp; tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khoẻ (cách ly) là 10.089 người, trong đó 156 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 4.810 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 5.123 người cách ly tại nhà, nơi cư trú.

Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 7 giờ 25 phút sáng 2/3, trên thế giới đã ghi nhận 88.366 người mắc COVID-19. Trong đó, Trung Quốc có 79.824 trường hợp mắc; Hàn Quốc 3.736, Italy 1.694, Iran 979, Nhật Bản 256, Pháp 130, Đức 129, Hoa Kỳ 73, Tây Ban Nha 84,…

Trên thế giới đã có 3.000 người tử vong, trong đó lục địa Trung Quốc có 2.870 người tử vong; Iran 54 người, Hàn Quốc 21 người, Italy 34 người tử vong,…

Trần Mạnh – Đình Nam/Chinhphu.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 155

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 154


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1267296

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71494611