23:29 EDT Thứ ba, 02/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mở lối thoát nghèo cho người Vân Kiều, Pa Cô

Thứ hai - 24/02/2020 00:17
Đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở tỉnh Quảng Trị sinh sống tập trung chủ yếu tại hai huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa và một số xã của các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh, với trên 85.000 người. Đây là vùng đã và đang được chính quyền tỉnh Quảng Trị tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng, giúp người dân thoát nghèo.

Mô hình thiết thực

Qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 30a, huyện Đakrông đã huy động được hơn 545 tỷ đồng để đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế, đường giao thông, công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, nhất là hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình kinh tế để tăng thu nhập.

Mô hình nuôi dúi (chuột núi) do Dự án Plan tại Quảng Trị hỗ trợ, được triển khai từ tháng 6/2019, tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông. Đến tháng 2/2020, mô hình này đã cho hiệu quả kinh tế, được nhân rộng thêm tại hai xã A Bung và Mò Ó, với 60 hộ tham gia.

 mo loi thoat ngheo cho nguoi van kieu, pa co hinh anh 1

Cán bộ Đoàn KT-QP 377 hướng dẫn bà con Vân Kiều kỹ thuật trồng cây cà phê. Ảnh:  Minh Thứ

Ở mô hình này, mỗi hộ được dự án hỗ trợ kinh phí mua 4 con dúi giống, xây chuồng nuôi, được tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc dúi. Sau 6 tháng nuôi, dúi thịt đạt trọng lượng khoảng 1,5kg/con, bán với giá 350.000 - 400.000 đồng/kg. Trừ chi phí, bà con thu lãi trên 200.000 đồng/con.

Ngoài ra, mỗi năm dúi cái đẻ hai lứa, với mỗi lứa đẻ một con. Dúi con giống bán được 350.000 đồng/con nên các hộ có thêm thu nhập. Ông Hồ Văn Bơn (ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt) cho biết, dúi nuôi dễ chăm sóc, nguồn thức ăn dễ kiếm trong tự nhiên, cần ít vốn nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân vùng cao.

Huyện Đakrông ngày càng có nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như: Trồng cao su tiểu điền, nuôi lợn bản, trồng chuối, nuôi dê nhốt chuồng... Đặc biệt, hàng nghìn hộ có việc làm và thu nhập từ các mô hình bảo vệ, phát triển rừng.

Điển hình là Dự án “Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mekong mở rộng - giai đoạn 2”, được thực hiện từ năm 2011 - 2020 ở 12 xã thuộc hai huyện Đakrông và Hướng Hóa. Đến tháng 2/2020, dự án này đã trực tiếp hỗ trợ cho gần 2.000 hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số trồng rừng, hỗ trợ sinh kế thông qua sản xuất nông nghiệp cho hơn 300 hộ dân, xây dựng 23 công trình phục vụ người dân.

Thêm hướng làm giàu

Việc huy động nguồn vốn đầu tư hạ tầng và hỗ trợ người dân, đã giúp huyện miền núi Đakrông ngày càng khởi sắc. Đến nay, 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã, điện sinh hoạt, trường tiểu học, trạm y tế, phủ sóng phát thanh. Tỷ lệ hộ nghèo  đến cuối năm 2019 còn 33,8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng.

Đồng bào Vân Kiều, Pa Cô ở huyện Hướng Hóa đang có thêm nhiều cơ hội vươn lên thoát nghèo, khi hàng chục doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng các nhà máy điện gió ở các xã vùng biên giới như: Hướng Linh, Hướng Phùng…    

Ở huyện Hướng Hóa, nhiều hộ Vân Kiều, Pa Cô cũng đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ các mô hình nuôi trâu, bò, lợn, trồng sắn, hồ tiêu, phát triển rừng trồng, sản xuất cà phê. Vùng chuyên canh cà phê ở Hướng Hóa có gần 5.000ha, nổi tiếng với thương hiệu “Cà phê Khe Sanh”.

Để nâng cao sản lượng, chất lượng cà phê ở Hướng Hóa, từ năm 2018 đến nay, tỉnh Quảng Trị hỗ trợ người dân chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi, cho năng suất thấp, sang trồng các giống cà phê cho năng suất cao, liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Dự kiến, đến năm 2025, tỉnh dành trên 250 tỷ đồng hỗ trợ người dân tái canh từ 150 - 200ha cà phê/năm. 

Theo Nguyên Lý/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 343


Hôm nayHôm nay : 55517

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 136186

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64122130