04:22 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mời doanh nghiệp tham gia chuỗi an toàn sinh học, dân bán được vịt

Thứ tư - 04/03/2020 21:35
Tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức tọa đàm “An toàn sinh học gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi vịt vùng ĐBSCL”. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của nông dân và các cơ quan liên quan, lãnh đạo Công ty CP Ba Huân - doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi gia cầm.

 moi doanh nghiep tham gia chuoi an toan sinh hoc, dan ban duoc vit hinh anh 1

Tỉnh Đồng Tháp hiện có khoảng 6,8 triệu con vịt. Ảnh: Đ.T

Chia sẻ tại buổi toạ đàm diễn ra tại trang trại vịt Út Mới (Tổ HTX chăn nuôi vịt Mỹ Hoà, huyện Tháp Mười) ngày 4/3, ông Huỳnh Tất Đạt - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp hiện là địa phương có tổng đàn vịt lớn nhất khu vực ĐBSCL, tập trung nhiều ở các huyện Cao Lãnh, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Hồng Ngự.

Năm 2019, đàn vịt của tỉnh là 6,8 triệu con, với sản lượng trên 273 triệu trứng và sản lượng thịt hơi xấp xỉ 9.000 tấn/năm. Dự kiến năm nay, tổng đàn vịt của tỉnh sẽ phát triển lên 7,5 triệu con, sản lượng 291 triệu trứng.

Tuy nhiên, ông Đạt cho biết, ngành hàng vịt đang gặp nhiều khó khăn khi giá vịt thương phẩm cũng như giá trứng vịt đang ở mức thấp, nông dân bí đầu ra. Nhiều hộ chăn nuôi thiếu tiềm lực kinh tế đầu tư chuồng trại theo hướng an toàn sinh học và theo chuẩn VietGAP. Mặt khác, trên địa bàn chưa có doanh nghiệp đầu tư sản xuất, cung ứng con giống chất lượng cao, an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi.

Trong khi đó, lợi thế của vịt chạy đồng ngày càng mất dần do nguồn thức ăn trên đồng ruộng suy giảm, sản phẩm trứng vịt chạy đồng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Nông dân chưa tìm được doanh nghiệp đủ mạnh xây dựng chuỗi khép kín từ khâu sản xuất giống, vật tư đầu vào, chăn nuôi, chế biến và phân phối sản phẩm đầu ra đến tay người tiêu dùng. 

Thời gian qua, nhiều người chăn nuôi vịt trên địa bàn tỉnh cũng đã bỏ dần tập quán thả vịt chạy đồng, tham gia sản xuất theo các mô hình liên kết, gồm 5 tổ hợp tác chăn nuôi vịt rọ, với 26 thành viên, tổng đàn vịt trên 154.000 con, sản lượng trứng bình quân/đêm khoảng trên 128.000 trứng.

Một số hộ cũng ý thức tạo được chuỗi liên kết cung ứng - sản xuất - tiêu thụ với sự tham gia của các công ty cung ứng về thức ăn, thuốc thú y, công ty thu mua sản phẩm trứng vịt. Điều này làm giảm đáng kể các chi phí trung gian, tham gia chuỗi truy xuất nguồn gốc trứng vịt khi tham gia vào thị trường TP. Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng cơ sở chăn nuôi vịt trứng đạt chứng nhận VietGAP đầu tiên của ĐBSCL.

 moi doanh nghiep tham gia chuoi an toan sinh hoc, dan ban duoc vit hinh anh 2

Đồng Tháp đã chọn ngành hàng vịt trứng là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực để tập trung thực hiện tái cơ cấu sản xuất. 

Có mặt tại buổi toạ đàm, bà Phạm Thị Huân - Tổng Giám đốc Công ty CP Ba Huân cho biết, để chung tay giảm rủi ro cùng với nông dân, đơn vị sẽ khởi động chương trình liên kết cung cầu, "bắt tay" với các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng theo hướng an toàn sinh học trong giữa tháng 3/2020.

Bà Huân cho biết, trứng vịt là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu khá cao. Trứng vịt tại Đồng Tháp có chất lượng tốt, nguồn nguyên liệu dồi dào song người nuôi cần tham gia chuỗi nuôi an toàn, kiểm soát nguồn thức ăn đầu vào, hạn chế hàm lượng sudan - chất tạo màu tồn tại trong trứng.

Muốn doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá tốt hay không, còn tuỳ thuộc vào sự đồng đều sản phẩm. Bà con cần xem chất lượng là điều quan trọng nhất để hướng tới phát triển, lâu dài, bền vững.

 moi doanh nghiep tham gia chuoi an toan sinh hoc, dan ban duoc vit hinh anh 3

 moi doanh nghiep tham gia chuoi an toan sinh hoc, dan ban duoc vit hinh anh 4

Ông Phạm Thanh Hùng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Ba Huân đại diện kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trứng vịt với Tổ HTX chăn nuôi vịt Mỹ Hoà. Ảnh: Đ.T

ng Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc ký kết tiêu thụ sản phẩm trứng vịt với Công ty Ba Huân đã mở ra hướng mới trong tiêu thụ ổn định mặt hàng gia cầm cho nông dân, nhất là thời điểm tiêu thụ khó khăn như hiện nay, giúp nông dân an tâm trong sản xuất. Qua đó, tỉnh từng bước xây dựng chuỗi ngành hàng chăn nuôi bền vững.

Dự kiến trong tháng 4/2020, sản phẩm trứng vịt an toàn của Đồng Tháp sẽ có mặt tại các kênh phân phối và tiêu thụ của Công ty cổ phần Ba Huân trên khắp cả nước.

Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, bà con muốn chăn nuôi hiệu quả cao, có đầu ra ổn định và kết nối được với doanh nghiệp thì chính bà con phải thay đổi tư duy, phương thức sản xuất. Nghề nuôi vịt có nguy cơ lây lan, bùng phát dịch cúm gia cầm rất lớn bởi mật độ chăn nuôi cao, thời tiết cực đoan, tập quán buôn bán, giết mổ lạc hậu... Đàn vịt vùng ĐBSCL lên tới 25 triệu con, chiếm 37% tổng đàn vịt cả nước. Do đó, chăn nuôi an toàn sinh học được xem là bài toán hiệu quả nhất để phát triển bền vững.

"Trong đó, 3 vấn đề cần đảm bảo trong chăn nuôi an toàn sinh học là cách ly mầm bệnh, làm sạch và khử trùng chuồng trại, thiết bị vật chất, tăng cường sức đề kháng và tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm. Trung tâm Khuyến nông quốc gia cam kết sẽ hỗ trợ nông dân Đồng Tháp thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi an toàn sinh học và kết hợp các doanh nghiệp chuyên sản xuất lĩnh vực gia cần tư vấn các giải pháp chăn nuôi con giống bố mẹ, quy trình ấp nở; cập nhật các kiến thức, kỹ thuật mới về chăn nuôi cho đàn vịt", bà Hạnh nói.

Trước đó, trong một buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, bà Phạm Thị Huân, Tổng Giám đốc Công ty CP Ba Huân đã từng bày tỏ mong muốn tỉnh Đồng Tháp giới thiệu từ 5-6 hợp tác xã chăn nuôi vịt để thí điểm chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học. Về phía công ty sẽ bao tiêu toàn bộ trứng vịt cho bà con để sản xuất trứng vịt muối, trứng vịt bách thảo xuất khẩu.

Trong năm 2020, công ty có nhiều đơn hàng xuất khẩu, nhất là trứng vịt muối - mặt hàng xếp thứ 8 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

Hiện tại, Công ty CP Ba Huân đã xin được giấy phép xuất khẩu trứng gia cầm sang Australia, Singapore và đang làm thủ tục xuất sang Trung Quốc.

Trên thực tế, nhu cầu tiêu dùng của bà con trong nước có nhiều thay đổi theo hướng tăng cường tiêu thụ trứng gà, ít dùng trứng vịt. Ngược lại, cơ cấu bữa ăn tại một số quốc gia trên thế giới lại chuộng trứng vịt hơn trứng gà, nhất là các loại trứng vịt muối, trứng vịt bách thảo.

Bà Ba Huân cho rằng, bà con nông dân nên biết được thị hiếu tiêu dùng trên đây nhằm tìm hướng ra cho việc chăn nuôi gia cầm.

 moi doanh nghiep tham gia chuoi an toan sinh hoc, dan ban duoc vit hinh anh 1

Tỉnh Đồng Tháp hiện có khoảng 6,8 triệu con vịt. Ảnh: Đ.T

Chia sẻ tại buổi toạ đàm diễn ra tại trang trại vịt Út Mới (Tổ HTX chăn nuôi vịt Mỹ Hoà, huyện Tháp Mười) ngày 4/3, ông Huỳnh Tất Đạt - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp hiện là địa phương có tổng đàn vịt lớn nhất khu vực ĐBSCL, tập trung nhiều ở các huyện Cao Lãnh, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Hồng Ngự.

Năm 2019, đàn vịt của tỉnh là 6,8 triệu con, với sản lượng trên 273 triệu trứng và sản lượng thịt hơi xấp xỉ 9.000 tấn/năm. Dự kiến năm nay, tổng đàn vịt của tỉnh sẽ phát triển lên 7,5 triệu con, sản lượng 291 triệu trứng.

Tuy nhiên, ông Đạt cho biết, ngành hàng vịt đang gặp nhiều khó khăn khi giá vịt thương phẩm cũng như giá trứng vịt đang ở mức thấp, nông dân bí đầu ra. Nhiều hộ chăn nuôi thiếu tiềm lực kinh tế đầu tư chuồng trại theo hướng an toàn sinh học và theo chuẩn VietGAP. Mặt khác, trên địa bàn chưa có doanh nghiệp đầu tư sản xuất, cung ứng con giống chất lượng cao, an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi.

Trong khi đó, lợi thế của vịt chạy đồng ngày càng mất dần do nguồn thức ăn trên đồng ruộng suy giảm, sản phẩm trứng vịt chạy đồng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Nông dân chưa tìm được doanh nghiệp đủ mạnh xây dựng chuỗi khép kín từ khâu sản xuất giống, vật tư đầu vào, chăn nuôi, chế biến và phân phối sản phẩm đầu ra đến tay người tiêu dùng. 

Thời gian qua, nhiều người chăn nuôi vịt trên địa bàn tỉnh cũng đã bỏ dần tập quán thả vịt chạy đồng, tham gia sản xuất theo các mô hình liên kết, gồm 5 tổ hợp tác chăn nuôi vịt rọ, với 26 thành viên, tổng đàn vịt trên 154.000 con, sản lượng trứng bình quân/đêm khoảng trên 128.000 trứng.

Một số hộ cũng ý thức tạo được chuỗi liên kết cung ứng - sản xuất - tiêu thụ với sự tham gia của các công ty cung ứng về thức ăn, thuốc thú y, công ty thu mua sản phẩm trứng vịt. Điều này làm giảm đáng kể các chi phí trung gian, tham gia chuỗi truy xuất nguồn gốc trứng vịt khi tham gia vào thị trường TP. Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng cơ sở chăn nuôi vịt trứng đạt chứng nhận VietGAP đầu tiên của ĐBSCL.

 moi doanh nghiep tham gia chuoi an toan sinh hoc, dan ban duoc vit hinh anh 2

Đồng Tháp đã chọn ngành hàng vịt trứng là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực để tập trung thực hiện tái cơ cấu sản xuất. 

Có mặt tại buổi toạ đàm, bà Phạm Thị Huân - Tổng Giám đốc Công ty CP Ba Huân cho biết, để chung tay giảm rủi ro cùng với nông dân, đơn vị sẽ khởi động chương trình liên kết cung cầu, "bắt tay" với các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng theo hướng an toàn sinh học trong giữa tháng 3/2020.

Bà Huân cho biết, trứng vịt là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu khá cao. Trứng vịt tại Đồng Tháp có chất lượng tốt, nguồn nguyên liệu dồi dào song người nuôi cần tham gia chuỗi nuôi an toàn, kiểm soát nguồn thức ăn đầu vào, hạn chế hàm lượng sudan - chất tạo màu tồn tại trong trứng.

Muốn doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá tốt hay không, còn tuỳ thuộc vào sự đồng đều sản phẩm. Bà con cần xem chất lượng là điều quan trọng nhất để hướng tới phát triển, lâu dài, bền vững.

 moi doanh nghiep tham gia chuoi an toan sinh hoc, dan ban duoc vit hinh anh 3

 moi doanh nghiep tham gia chuoi an toan sinh hoc, dan ban duoc vit hinh anh 4

Ông Phạm Thanh Hùng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Ba Huân đại diện kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trứng vịt với Tổ HTX chăn nuôi vịt Mỹ Hoà. Ảnh: Đ.T

ng Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc ký kết tiêu thụ sản phẩm trứng vịt với Công ty Ba Huân đã mở ra hướng mới trong tiêu thụ ổn định mặt hàng gia cầm cho nông dân, nhất là thời điểm tiêu thụ khó khăn như hiện nay, giúp nông dân an tâm trong sản xuất. Qua đó, tỉnh từng bước xây dựng chuỗi ngành hàng chăn nuôi bền vững.

Dự kiến trong tháng 4/2020, sản phẩm trứng vịt an toàn của Đồng Tháp sẽ có mặt tại các kênh phân phối và tiêu thụ của Công ty cổ phần Ba Huân trên khắp cả nước.

Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, bà con muốn chăn nuôi hiệu quả cao, có đầu ra ổn định và kết nối được với doanh nghiệp thì chính bà con phải thay đổi tư duy, phương thức sản xuất. Nghề nuôi vịt có nguy cơ lây lan, bùng phát dịch cúm gia cầm rất lớn bởi mật độ chăn nuôi cao, thời tiết cực đoan, tập quán buôn bán, giết mổ lạc hậu... Đàn vịt vùng ĐBSCL lên tới 25 triệu con, chiếm 37% tổng đàn vịt cả nước. Do đó, chăn nuôi an toàn sinh học được xem là bài toán hiệu quả nhất để phát triển bền vững.

"Trong đó, 3 vấn đề cần đảm bảo trong chăn nuôi an toàn sinh học là cách ly mầm bệnh, làm sạch và khử trùng chuồng trại, thiết bị vật chất, tăng cường sức đề kháng và tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm. Trung tâm Khuyến nông quốc gia cam kết sẽ hỗ trợ nông dân Đồng Tháp thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi an toàn sinh học và kết hợp các doanh nghiệp chuyên sản xuất lĩnh vực gia cần tư vấn các giải pháp chăn nuôi con giống bố mẹ, quy trình ấp nở; cập nhật các kiến thức, kỹ thuật mới về chăn nuôi cho đàn vịt", bà Hạnh nói.

Trước đó, trong một buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, bà Phạm Thị Huân, Tổng Giám đốc Công ty CP Ba Huân đã từng bày tỏ mong muốn tỉnh Đồng Tháp giới thiệu từ 5-6 hợp tác xã chăn nuôi vịt để thí điểm chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học. Về phía công ty sẽ bao tiêu toàn bộ trứng vịt cho bà con để sản xuất trứng vịt muối, trứng vịt bách thảo xuất khẩu.

Trong năm 2020, công ty có nhiều đơn hàng xuất khẩu, nhất là trứng vịt muối - mặt hàng xếp thứ 8 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

Hiện tại, Công ty CP Ba Huân đã xin được giấy phép xuất khẩu trứng gia cầm sang Australia, Singapore và đang làm thủ tục xuất sang Trung Quốc.

Trên thực tế, nhu cầu tiêu dùng của bà con trong nước có nhiều thay đổi theo hướng tăng cường tiêu thụ trứng gà, ít dùng trứng vịt. Ngược lại, cơ cấu bữa ăn tại một số quốc gia trên thế giới lại chuộng trứng vịt hơn trứng gà, nhất là các loại trứng vịt muối, trứng vịt bách thảo.

Bà Ba Huân cho rằng, bà con nông dân nên biết được thị hiếu tiêu dùng trên đây nhằm tìm hướng ra cho việc chăn nuôi gia cầm.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 30308

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 506241

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70733556