12:13 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Một số thành công và kinh nghiệm bước đầu xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình

Thứ năm - 05/06/2014 11:12
Với đặc thù của một tỉnh thuần nông, 90% dân số là nông dân, Chương trình Xây dựng nông thôn mới là cơ may để Thái Bình bứt phá, mở ra diện mạo mới ở vùng quê có hàng nghìn năm tuổi này. Sự chuyển biến đồng bộ đó đã đem lại sự đổi thay bước đầu. Đến nay, toàn tỉnh đã có 72/276 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, về đích trước một năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ 18. 70% số xã còn lại đều đạt từ 10 đến 14 tiêu chí, phấn đấu đến năm 2018 hoàn thành chỉ tiêu 100% xã được công nhận xã nông thôn mới.

 

Đạt những kết quả bước đầu, ngoài sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Thái Bình có một lộ trình thực hiện đầy sáng tạo, một cơ chế chính sách phù hợp, khơi dậy sự đồng thuận cao của nhân dân, phát huy được vai trò tự chủ “dân làm để dân hưởng”…

Hoàn thiện quy hoạch – điểm đột phá

Đó là mấu chốt khởi phát được các cấp ủy xác định cho toàn bộ lộ trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình. Bằng tư duy khoa học, một lần nữa Thái Bình buộc các cấp ủy, chính quyền cơ sở phải xác định rõ phương hướng phát triển kinh tế – xã hội trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển trước mắt và lâu dài. Bao gồm: Quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch khu dân cư và các công trình phúc lợi, quy hoạch hệ thống giao thông và thủy lợi. Các quy hoạch này đều được niêm yết công khai, người dân có quyền tham gia và có nghĩa vụ thực hiện. Thông qua quy hoạch tổng thể và chi tiết, phân định rõ trách nhiệm của Nhà nước, của tập thể, của mỗi gia đình trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng. Chính vì thế mà người dân đồng thuận, tự giác thực hiện, sẵn sàng hiến đất, hiến công, tiền của cho các công trình phúc lợi, chỉnh trang đồng ruộng, hệ thống giao thông, thủy lợi trên địa bàn.

dddddd

Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình (thứ ba từ phải sang) đi thăm và kiểm tra việc hỗ trợ xi-măng xây dựng đường nông thôn tại xã Độc Lập, huyện Hưng Hà.

Mặc dù “dồn điền, đổi thửa” không được đặt ra trong 19 tiêu chí, nhưng đây lại là cuộc cách mạng đất đai lớn của Thái Bình nhằm khắc phục hậu quả manh mún của một thời khoán sản để tạo ra vùng sản xuất, những cánh đồng mẫu lớn có sản lượng tập trung, chất lượng cao, ổn định thị trường tiêu thụ, từng bước cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Đến nay, Thái Bình hình thành trên 1.000 cánh đồng mẫu, có quy mô từ 5ha trở lên, khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, giá trị thương phẩm đạt 170 triệu đồng/ ha. Một số cánh đồng mẫu thực hiện luân canh, xen vụ như ở xã Song An (huyện Vũ Thư), xã Quỳnh Hải (huyện Quỳnh Phụ) đạt giá trị từ 270 đến 300 triệu đồng/ha.

Có một cơ chế chính sách phù hợp trên cơ sở từ thực tiễn chỉ đạo

Ngay bước đầu triển khai Chương trình Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương Đảng, Thái Bình cũng gặp nhiều lúng túng. Tại 8 xã được tỉnh chọn làm điểm, hầu hết đề án đặt ra đều đòi hỏi phải có từ 50 đến 70 tỉ đồng mới thực hiện được 19 tiêu chí. Có nghĩa là Thái Bình phải có trên 20.000 tỉ đồng mới thực hiện được chương trình này. Đòi hỏi đó là một thực tế, nhưng bất khả thi, bởi nguồn ngân sách của trung ương và địa phương hạn hẹp. Trong bối cảnh này, Thái Bình tự lựa chọn ưu tiên hướng đầu tư mang tính định hướng mà trước mắt là hoàn thiện quy hoạch và dồn điền, đổi thửa. Hỗ trợ mỗi xã 100 triệu đồng cho xây dựng đồ án quy hoạch và 600 triệu đồng cho việc dồn điền, đổi thửa. Kinh phí hỗ trợ này công bố công khai và chỉ được cấp phát khi đã hoàn thành và được phê duyệt. Cơ chế minh bạch, công khai này là cơ sở để các địa phương chủ động phấn đấu. Chưa đầy 2 năm, 100% xã trong toàn tỉnh đã hoàn thành đồ án quy hoạch và dồn điền, đổi thửa. Đây là khó khăn ban đầu mà tỉnh Thái Bình đã vượt qua. Trên cơ sở lộ trình, Thái Bình tập trung chỉ đạo phân vùng sản xuất, xây dựng hạ tầng, hoàn thiện các thiết chế cơ bản, kêu gọi đầu tư, giao quyền tự chủ cho cơ sở, với phương châm “dân làm để dân hưởng”. Đó chính là nguồn cội huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, huy động nguồn lực tại chỗ là chính, song có sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước là quan trọng, vừa có tính khích lệ, vừa có yếu tố ràng buộc, nhưng mức hỗ trợ tỉ lệ bao nhiêu là phù hợp thì chưa có lời giải. Thông qua cách nghĩ, cách làm của xã Thụy An, huyện Thái Thụy chỉ khoán hỗ trợ 30% kinh phí cho giá trị mỗi công trình khi đã hoàn thành, thật sự phát động được ý thức làm chủ của nhân dân. Từ kinh nghiệm xã Thụy An, Thái Bình áp dụng phổ cập và nhân rộng mô hình đó. Để hỗ trợ kịp thời, Thái Bình chuyển đổi đầu tư bằng trực tiếp cấp vật liệu xi-măng, đến nay đã cấp phát trên 500.000 tấn cho cơ sở. Vì thế trong thời gian rất ngắn, Thái Bình đã hoàn công 219km đường nội đồng, 351km đường trục thôn, 473km đường nhánh cấp 1 trục thôn, hàng chục ki-lô-mét đường trục xã và 150km kênh mương, làm thay đổi diện mạo ở nhiều làng quê khang trang, sạch đẹp; đẩy nhanh tốc độ có nhiều xã hoàn thành 19 tiêu chí trước thời hạn. Trên cơ sở cơ chế hỗ trợ này, từ thực tiễn triển khai của 6 xã: Thụy Văn, Thụy Phúc (huyện Thái Thụy), Nam Cường, Nam Thắng (huyện Tiền Hải), Bình Định, Vũ Tây (huyện Kiến Xương) là những xã không thuộc chỉ đạo điểm nhưng lại đạt 19 tiêu chí sớm nhất, Thái Bình đã đi đến thống nhất hạn mức hỗ trợ tối đa là 5 tỉ đồng cho một xã đã hoàn thành 19 tiêu chí; chỉ bằng 1/10 kinh phí dự toán đòi hỏi của các dự án ban đầu đề ra. Sự minh bạch, công khai mức hỗ trợ này tạo đà cho nhiều địa phương huy động các nguồn vốn của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay có 72  xã đã cơ bản đạt 19 tiêu chí, 70% số xã còn lại đều đạt từ 10 đến 14 tiêu chí. Phấn đấu đến năm 2018, 100% số xã trong toàn tỉnh được công nhận xã nông thôn mới.

Phát huy vai trò tự chủ, tạo nên sức mạnh tổng hợp

Đó là thành công lớn nhất trong chỉ đạo của Thái Bình. Trong quá trình thực hiện Chương trình Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới, Thái Bình luôn coi trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân. Từ thực tiễn chỉ đạo cho thấy những việc gì Nhà nước lo thì dân sẽ ỷ lại. Chỉ khi nào dân đồng thuận làm thì tỉnh mới hỗ trợ. Trong 3 năm (2011 – 2013) tỉnh huy động nhân dân tự nguyện đóng góp 64 triệu ngày công, 224 tỉ đồng, xã hội hóa 288,5 tỉ đồng, hiến 1.856,7 ha đất (ước hơn 1.000 tỉ đồng) xây dựng các công trình phúc lợi, hệ thống đường giao thông, thủy lợi; chưa kể hàng trăm tỉ đồng của dân tự nguyện tu sửa các công trình đền chùa, nhà thờ, nghĩa trang phù hợp với cảnh quan và quy hoạch. Với vai trò tự chủ, dân làm để dân hưởng đã xuất hiện hàng nghìn điển hình tiêu biểu hiến đất, hiến tiền xây dựng kết cấu hạ tầng. Cụ Chén ở xã Đông Thọ (TP Thái Bình) huy động con cháu đóng góp 400 triệu đồng. Gia đình ông Trần Đăng Lân ở xã Nam Hà (huyện Tiền Hải) đầu tư hàng tỉ đồng xây dựng đường trục thôn, v.v…

Chỉ hơn 3 năm thực hiện Chương trình Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới, Thái Bình đã có những bước đi sáng tạo, mạnh bạo, đem lại hiệu quả bước đầu, thể hiện trên các mặt: Quy hoạch nông thôn mới được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện bảo đảm quy trình, quy chuẩn, dân chủ, công khai, thống nhất cao trong Đảng và nhân dân. Các cơ chế chính sách ban hành kịp thời và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; huy động tổng hợp nguồn lực của nhân dân, các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn. Đây là cơ sở và là nền tảng để Thái Bình nhanh chóng trở thành tỉnh nông thôn mới với 100% số xã đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào năm 2018

Bài và ảnh: Nguyên Trọng Thắng
Nguồn nguoicaotuoi.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 764


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1525527

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74572498